03 Đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Các tiêu chí của di tích lịch sử?
03 Đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa?
Tham khảo 03 đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử dưới đây:
Đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa- Mẫu 01: Tham quan Cố đô Huế Vào một buổi sáng sớm đầu tháng 3, tôi đã cùng lớp mình tổ chức một buổi tham quan đến Cố đô Huế. Đây là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước. Cố đô Huế - hay còn gọi là Phú Xuân, là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn từ năm 1687 đến 1774, sau đó là thủ đô của triều đại Tây Sơn từ năm 1788 khi Hoàng đế Quang Trung tức Nguyễn Huệ lên ngôi. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vào năm 1802 lấy niên hiệu là Gia Long, ông cũng chọn thành Phú Xuân làm kinh đô cho nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Chuyển đi này không chỉ là một chuyến dã ngoại đơn thuần mà còn là một chuyến đi để tìm lại cội nguồn, khám phá lịch sử dân tộc. Ngay khi đặt chân đến đây, tôi đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp uy nghi, cổ kính của Cố đô Huế. Đặc biệt, khi bước vào trong đại nội Huế, tôi như chết lặng trước vẻ đẹp tráng lệ, tinh xảo của các cung điện. Các cô chú hướng dẫn viên nhiệt tình kể lại những câu chuyện về các vua chúa thời xưa, giúp tôi củng cố thêm kiến thức lịch sử của mình. Ngoài kiến trúc uy nghiêm của mình, cảnh sắc nơi đây cũng khiến tôi nao núng. Những hàng phượng ven đường như khẽ thì thầm những câu chuyện lịch sử đã ngủ yên. Kết thúc chuyến đi ấy, tôi không những có thêm nhiều niềm vui và kỷ niệm cùng bạn bè, mà còn học được nhiều kiến thức bổ ích về lịch sử dân tộc, khiến tôi cảm thấy yêu quê hương mình hơn và càng có thêm động lực để cố gắng học tập, phát huy và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc của đất nước mình. |
Tải về thêm 02 mẫu đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa tại đây => Tải về
03 Đoạn văn kể lại chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa? Các tiêu chí của di tích lịch sử? (Hình từ Internet)
Di tích lịch sử văn hóa là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định về Di tích lịch sử văn hóa như sau:
Điều 4
...
2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
...
Như vây, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Các tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định:
Điều 28
1. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Như vậy, theo quy định trên thì di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?
- Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?