03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn?
03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí?
Tham khảo 03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí dưới đây:
Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí - Mẫu 01 Đồng chí là tiếng gọi thân thương tha thiết, biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ. Cảm nhận được tình cảm vừa thân quen, vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - một người chiến sĩ đa xúc động viết bài thơ đồng chí với những lời thơ thật chân chất và tràn đầy tình cảm. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội keo sơn gắn bó giữa những người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu gian khổ. Họ xuất thân từ nhân dân lao động chỉ quen cày cuốc, vì có chung tấm lòng yêu nước, họ đã gặp nhau, từ xa lạ bỗng hoá thân quen đến hiểu nhau và gọi nhau là "đồng chí". Chính Hữu đã kể về họ bằng lời thơ thật xúc động. Tình cảm của những người đồng chí được thể hiện rõ trong cuộc sống chiến đấu. Các anh kể cho nhau nghe về quê hương, về "giếng nước gốc đa", cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau trải qua những gian khổ, bệnh tật. Dẫu áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, dẫu trời buốt giá miệng vẫn cười tươi. Giữa hoàn cảnh khó khăn ấy, họ vẫn sát cánh bên nhau, cùng chung một lý tưởng lớn lao: chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đọc bài thơ, em càng thấm thía hơn giá trị của tình bạn, tình đồng đội và càng thêm biết ơn những người chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. |
o0o
Tham khảo thêm 02 mẫu Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí tại đây => Tải về
03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn? (Hình từ Internet)
Dàn ý đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí?
Tham khảo Dàn ý đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí dưới đây:
Dàn ý đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí Mở đầu Giới thiệu bài thơ "Đồng Chí" của nhà thơ Chính Hữu Nêu vắn tắt hoàn cảnh sáng tác Khẳng định lại chủ đề chính của bài thơ là Tình đồng chí Thân đoạn Tình đồng chí được hình thành từ đâu (Hoạn nạn, gian khổ) Xuất phát từ cùng hoàn cảnh: "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" Cùng chung khát vọng đấu tranh để thoát khỏi cuộc sống khó khăn, tuy không quen nhau nhưng thân thiết như ruột thịt: "Anh với tôi đôi người xa lạ/Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau." Tình đồng chí gắn bó thân thiết trong cuộc sống chiến đấu, cùng trải qua những gian khổ: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" Cùng chia sẻ mọi khó khăn "Súng bên súng đầu sát bên đầu" Cùng chung lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc Sẵn sàng hi sinh "Đầu súng trăng treo" với tinh thần quyết tâm Tình đồng chí thắm thiết như tình ruột thịt Tình cảm gắn bó "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" Kết đoạn Khẳng định giá trị của tình đồng chí trong cuộc kháng chiến Bày tỏ cảm xúc cá nhân: xúc động, ngưỡng mộ trước tình đồng chí cao đẹp Liên hệ với ý nghĩa của tình đồng chí trong cuộc sống hiện tại: tình đoàn kết, yêu thương đồng bào, gắn kết nhau của dân tộc Việt Nam |
Lưu ý về nền tảng xây dựng môn Ngữ văn được quy định cụ thể tại Chương trình ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
Mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ Văn?
Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ Văn như sau:
(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.
Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.
(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2025?