03 Đoạn văn tả cảnh mùa thu môn Ngữ Văn lớp 3? Tả cảnh mùa thu hay? Mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn?
03 Đoạn văn tả cảnh mùa thu môn Ngữ Văn lớp 3?
Tham khảo Đoạn văn tả cảnh mùa thu môn Ngữ Văn lớp 3 dưới đây:
Đoạn văn tả cảnh mùa thu môn Ngữ Văn lớp 3 - Mẫu 1 Mùa thu đã đến, gió heo may se se lạnh bắt đầu thổi, những cơn gió ấy chẳng hề lạnh lẽo như cơn gió bấc mùa đông, cũng không quá nóng nực như những cơn gió mùa hạ mà chỉ đủ khiến người ta khoác một chiếc áo dài tay mỏng mà thôi. Nắng thu nhẹ nhàng, vàng rực như mật ong trải dài khắp muôn nơi. Bầu trời thì trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh trông như những chú cừu đang tung tăng gặm cỏ. Mùa thu không có những cơn mưa rào, cũng chẳng có những cơn mưa phùn, bầu trời mùa thu là một bức tranh thiên nhiên trong trẻo. Mùa thu cũng chính là mùa tựu trường, học sinh khắp nơi bắt đầu tạm biệt kì nghỉ hè, tiếp tục khoác lên mình tấm áo trắng tinh, cùng với cặp sách tung tắng tới trường và gặp lại bạn bè, thầy cô sau 2 tháng xa cách. Trên đường, người người tấp nập đi lại, tiếng cười nói rộn rã khắp không gian. Khung cảnh mùa thu đẹp một cách nhẹ nhàng, trầm ấm, khiến cho lòng người bâng khuâng thương nhớ. Em rất thích mùa thu. |
*Đoạn văn tả cảnh mùa thu môn Ngữ Văn lớp 3 trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tải thêm 2 Đoạn văn tả cảnh mua thu môn Ngữ Văn lớp 3 tại đây: Tải về
03 Đoạn văn tả cảnh mùa thu môn Ngữ Văn lớp 3? Tả cảnh mùa thu hay? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn?
Căn cứ vào Chương trình môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn như sau:
(1) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.
(2) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.
Quan điểm xây dựng chương trình môn Ngữ Văn?
4 Quan điểm xây dựng chương trình Ngữ Văn được quy định tại Chương trình môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
(1) Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
(2) Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
(3) Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
(4) Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng Tháng Tám nộp bài ở đâu? Cuộc thi diễn ra thời gian nào?
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách 2025 mới nhất? Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách bằng ô tô mới nhất 2025?
- Quyết định 1504/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chế độ chính sách đối với CBCCVC sau sắp xếp bộ máy tại TPHCM?
- Trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản có phải quyền của tổ chức thăm dò khoáng sản? Hồ sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản gồm những gì?
- Số dân tái định cư đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sơ bộ? 4 quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?