04 cách tắm Phật trong lễ Phật Đản? Phật tử nên làm gì chuẩn bị cho lễ Phật Đản? Đại lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn?
04 cách tắm Phật trong lễ Phật Đản? Ý nghĩa 3 gáo nước tắm Phật?
Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo.
Tham khảo: Các cách thực hiện nghi thức tắm Phật trong lễ Phật Đản dưới đây:
Cách 1: Lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để Tắm Phật. Cách này không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để Tắm Phật. Và cũng không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi Tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.
Cách 2: Lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi Tắm Phật quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận - nghịch trong cuộc sống.
Cách 3: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Khi tắm Phật quán tưởng những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho 3 nghiệp thân - khẩu - ý của ta đều được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.
Cách 4: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật, nguyện độ hết chúng sinh.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
04 cách tắm Phật trong lễ Phật Đản? Phật tử nên làm gì chuẩn bị cho lễ Phật Đản? Đại lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn? (Hình từ Internet)
Phật tử nên làm gì chuẩn bị cho lễ Phật Đản? Đại lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn?
Phật tử nên làm các việc dưới đây để chuẩn bị cho một đại lễ Phật Đản an lạc:
+ Phát tâm ăn chay niệm Phật
+ Chăm sóc cha mẹ, người thân
+ Vệ sinh nhà cửa, lau bàn thờ sạch sẽ
+ Đi chùa nghe giảng đạo, phụ giúp nhà chùa làm lễ
+ Làm việc thiện nguyện
+ Cúng phóng sinh
...
*Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định nêu trên, Việt Nam có 8 ngày lễ lớn, bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).
- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Do đó, Đại lễ Phật Đản không được xem là ngày lễ lớn trong nước của mọi người dân theo quy định pháp luật. Đại lễ Phật Đản là chỉ là lễ lớn trong năm của Phật giáo.
Người lao động theo Phật giáo có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phật Đản hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Và, quy định về nghỉ hằng năm được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, pháp luật lao động không quy định về việc cho phép người lao động theo Phật giáo được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phật Đản. Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm để nghỉ vào dịp lễ này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Những hoạt động tại Lễ hội Gióng Phù Đổng 2025? Lễ hội đền Gióng Phù Đổng năm 2025 diễn ra tới khi nào?
- Đợt 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong khoảng thời gian nào? Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ đợt 3 ra sao?
- Quốc hội ban hành luật đúng không? Quốc hội ban hành luật nhằm mục đích gì theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
- Công văn 48/CV-BCĐTKNQ18 đẩy mạnh triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ra sao? Tải về Công văn 48?
- 10 Lời chúc con trai dành tặng cho mẹ nhân Ngày của mẹ? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương Ngày của mẹ?