05 Mở bài giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc? Cách thức đánh giá môn Ngữ văn hiện nay?
05 Mở bài giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc?
Tham khảo 05 mở bài giới thiệu nhân vật trong sách dưới đây:
Mở bài 1. Nhân vật Dế Mèn
Trong những cuốn sách mà em đã đọc, nhân vật khiến em ấn tượng nhất là Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn là một chú dế thông minh và dũng cảm, đã trải qua nhiều cuộc phiêu lưu kỳ thú và ý nghĩa.
Mở bài 2. Nhân vật chị Dậu
Có rất nhiều nhân vật trong sách đã lưu lại trong lòng em. Nhưng để lại nhiều suy nghĩ sâu sắc nhất với em đó chính là chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của tác giả Ngô Tất Tố. Chị Dậu một một người phụ nữ nghèo nhưng vô cùng dũng cảm, luôn yêu thương gia đình và sẵn sàng hy sinh tất cả vì chồng vì con.
Mở bài 3. Nhân vật bé An
Mỗi khi ai đó hỏi em thích hay ấn tượng với nhân vật trong sách nào nhất thì hình ảnh bé An luôn xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của em. Bé An trong truyện Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi không chỉ gần gũi mà còn giúp em học được rất nhiều điều về tình bạn và lòng dũng cảm.
Xem đầy đủ 05 mở bài giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc tại đây.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
05 Mở bài giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc? Cách thức đánh giá môn Ngữ văn hiện nay? (Hình từ Internet)
Viết 05 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc?
Đoạn văn 1. Nhân vật Dế Mèn
Trong những cuốn sách mà em đã đọc, nhân vật khiến em ấn tượng nhất là Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài. Dế Mèn là một chú dế thông minh, dũng cảm và đầy hòa bão. Nó đã trải qua nhiều cuộc phiêu lưu kỳ thú và ý nghĩa. Ngay từ những trang đầu tiên, em đã rất thích thú với hình ảnh Dế Mèn điềm đạm, biết rèn luyện bản thân, luôn muốn chinh phục những điều mới lạ. Mặc dù nhiều lúc chú cũng có lúc kiêu căng dẫn đến cái chết đau lòng của Dế Choắt. Chính sai lầm ấy khiến Dế Mèn thay đổi rất nhiều. Từ một chú dế bồng bột nay đã trưởng thành và sống có trách nhiệm cũng như biết quan tâm đến mọi người. Một điều mà em rất ngưỡng mộ ở Dế Mèn đó là dám nhận lỗi cũng như dũng cảm bước vào những cuộc phiêu lưu để chuộc lại sai lầm và tìm hiểu thế giới xung quanh. Qua từng hành trình, Dế Mèn ngày càng trở nên bản lĩnh, giàu lòng trắc ẩn và có những hành động đẹp như giúp đỡ các loài vật khác hay chống lại kẻ xấu. Câu chuyện của Dế Mèn không chỉ đưa em vào thế giới loài vật đầy màu sắc mà còn dạy cho em bài học sâu sắc về lòng dũng cảm, sự trưởng thành và trách nhiệm. Nhân vật Dế Mèn sẽ mãi là ấn tượng sâu sắc trong hành trình đọc sách của mình.
Xem đầy đủ 05 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong sách mà em đã đọc tại đây.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Lưu ý: Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về
Cách thức đánh giá môn Ngữ văn theo Chương trình giáo dục trung học phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm Thông tư 32?
Căn cứ theo Mục 4 Chương VII Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ cách thức đánh giá môn Ngữ văn như sau:
Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học sinh, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học.
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu và quản lý trong những lĩnh vực nào? Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức như thế nào?
- Danh sách ca sĩ tham gia Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5 1890 19 5 2025?
- Sát hạch lái xe đối với người khuyết tật được quy định như thế nào? Người khuyết tật khi thi bằng lái có phải nộp phí thi không?
- Nghiên cứu khoa học: Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ hay không?
- Tiểu mục 1702 là gì? Loại hàng hóa nào khi nhập khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng?