08 nguyên tắc làm việc của Bộ Tài chính được quy định ra sao? Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý văn bản hồ sơ ra sao?
08 nguyên tắc làm việc của Bộ Tài chính được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1018/QĐ-BTC năm 2025 quy định về nguyên tắc làm việc.
Theo đó, 08 nguyên tắc làm việc của Bộ Tài chính được quy định cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, rõ ràng, công khai, minh bạch, đoàn kết nhằm phát huy sức mạnh của tập thể Lãnh đạo Bộ, các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ.
(2) Giải quyết công việc theo chế độ thủ trưởng, theo đúng nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ, cấp dưới phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, không chuyên các công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị lên cơ quan cấp trên; cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới và ngược lại.
(3) Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực, công việc được giao, Thủ trưởng đơn vị chủ trì, Thủ trưởng đơn vị phối hợp. Trong phân công công việc, một việc chỉ được giao một đơn vị chủ trì, thuộc một Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo đơn vị phụ trách và chịu trách nhiệm. Việc phân công cần phân định rõ trách nhiệm đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, không lấy ý kiến đơn vị không liên quan. Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan. Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và chịu trách nhiệm về nội dung, thời gian, chất lượng, kết quả phối hợp công tác. Lãnh đạo Bộ phụ trách phải chịu trách nhiệm chính về công việc, kết quả, tiến độ nhiệm vụ được phân công.
(4) Chủ động nắm bắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, thực hiện giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, của Bộ Tài chính và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên.
(5) Phát huy năng lực và sở trường của công chức, viên chức, người lao động đảm bảo sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
(6) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.
(7) Giữ gìn, bảo vệ bí mật Nhà nước theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và của Bộ Tài chính.
(8) Thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
08 nguyên tắc làm việc của Bộ Tài chính được quy định ra sao? Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý văn bản hồ sơ ra sao? (hình từ Internet)
Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý văn bản hồ sơ ra sao?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1018/QĐ-BTC năm 2025 quy định về quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu, lưu trữ.
Theo đó, Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý văn bản hồ sơ như sau:
+ Văn phòng Bộ có trách nhiệm là đầu mối tiếp nhận văn bản gửi đến Bộ Tài chính, luân chuyển, xử lý văn bản đến và quản lý văn bản phát hành, văn bản đi theo đúng Quy chế công tác văn thư của Bộ Tài chính, Quy chế, Quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử tại Bộ Tài chính và Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính; đôn đốc lập hồ sơ theo dõi thời gian xử lý văn bản tại các đơn vị và báo cáo tổng hợp tình hình xử lý văn bản của các đơn vị tại cuộc họp giao ban hằng tháng của Bộ.
+ Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tình hình xử lý văn bản, quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu của đơn vị mình. Đơn vị có trách nhiệm thống kê, cập nhật đầy đủ văn bản và thông tin về quá trình xử lý văn bản của đơn vị vào sổ hoặc máy tính theo chương trình quản lý văn bản, thông tin của Bộ, báo cáo Bộ (qua Văn phòng Bộ) kết quả xử lý văn bản hằng tháng, cùng với báo cáo đánh giá chương trình công tác giao ban hằng tháng của đơn vị.
+ Công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị trong việc xử lý văn bản đến đúng nội dung, thủ tục và thời hạn; lập hồ sơ công việc, quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu và thực hiện chế độ bảo mật theo Quy định bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính.
+ Văn phòng Bộ (Phòng Tổng hợp - Thư ký) có trách nhiệm theo dõi, quản lý hồ sơ tài liệu trình Lãnh đạo Bộ và hoàn trả đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho các đơn vị kịp thời ngay sau khi Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo hoặc ký duyệt.
+ Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số có trách nhiệm quản lý hướng dẫn khai thác và duy trì hoạt động liên tục, thông suốt của chương trình quản lý văn bản, điều hành cửa Bộ. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm khai thác, sử dụng chương trình quản lý văn bản, điều hành trong công tác quản lý văn bản của đơn vị.
+ Văn bản sau khi giải quyết xong phải lập thành hồ sơ công việc do các công chức, viên chức, người lao động phụ trách phần việc đó thực hiện và lưu trữ theo Quy chế lưu trữ của Bộ Tài chính. Khi chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu, công chức, viên chức, người lao động phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người mới thay và có sự xác nhận của Lãnh đạo đơn vị.
+ Việc giao nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan và quản lý, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ thực hiện theo Quy chế lưu trữ của Bộ Tài chính.
Hồ sơ trình lãnh đạo Bộ Tài chính phải được gửi qua Văn phòng Bộ tài chính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1018/QĐ-BTC năm 2025 quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền trình Bộ giải quyết công việc như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền trình Bộ giải quyết công việc
...
3. Hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ phải được gửi qua Văn phòng Bộ song song bản giấy và bản điện tử và được Văn phòng Bộ tiếp nhận, xử lý, trình Lãnh đạo Bộ, theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ bằng hồ sơ điện tử (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước).
Đối với những hồ sơ trình Bộ có nội dung thuộc bí mật nhà nước, hồ sơ trình Lãnh đạo Bộ bằng bản giấy.
4. Đối với những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khác, trong hồ sơ trình phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của các đơn vị liên quan. Ý kiến tham gia của đơn vị là một phần không tách rời của Hồ sơ. Trường hợp đã có văn bản lấy ý kiến của các đơn vị khác nhưng đến thời hạn yêu cầu, đơn vị được xin ý kiến vân chưa có văn bản tham gia thì đơn vị chủ trì trình Bộ và báo cáo rõ trong Tờ trình, Phiếu trình.
...
Theo đó, đối với hồ sơ trình lãnh đạo Bộ Tài chính phải được gửi qua Văn phòng Bộ tài chính cả bản giấy và bản điện tử và được Văn phòng Bộ tiếp nhận, xử lý, trình Lãnh đạo Bộ Tài chính, theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ bằng hồ sơ điện tử.
Lưu ý: Việc lưu trữ bằng hồ sơ điện tử không áp dụng đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hoạt động sàn giao dịch bất động sản có phải hỗ trợ các bên lập hợp đồng giao dịch bất động sản không?
- Ly hôn thuận tình, từ ngày hòa giải thì trong khoảng thời gian bao lâu sẽ nhận được Quyết định của Tòa án?
- Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông trực thuộc cơ quan nào? Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông của yếu xuất bản những sản phẩm gì?
- Chuyển động đều là gì? Công thức chuyển động đều? Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều là yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán lớp mấy?
- Có được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác không? Điều khiển xe gắn máy kéo theo xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?