08 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị có nội dung như thế nào theo Nghị định 33?
Bộ Xây dựng có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển đô thị không?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 33/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ
Do đó, Bộ Xây dựng sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.
8 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị có nội dung như thế nào theo Nghị định 33? (Hình từ Internet)
08 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị có nội dung như thế nào theo Nghị định 33?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 33/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, 08 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Xây dựng về phát triển đô thị được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể như sau:
(1) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia về phát triển đô thị; các chỉ tiêu về lĩnh vực phát triển đô thị trong nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước theo từng giai đoạn;
(2) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định về: Quản lý quá trình đô thị hóa; quản lý, đầu tư phát triển không gian đô thị (bao gồm không gian trên mặt đất và không gian ngầm), các mô hình phát triển đô thị; quản lý kế hoạch, chương trình nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu của đô thị; khai thác, sử dụng và bàn giao quản lý các khu đô thị; hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị; lập và quản lý chi phí các dịch vụ tiện ích trong khu đô thị, chi phí lập và thẩm định khu vực phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị, đề án, báo cáo phân loại đô thị;
(3) Thẩm định để cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định của pháp luật;
(4) Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II; quyết định công nhận loại đô thị đối với các đô thị loại III và loại IV; quyết định công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị;
(5) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật về phát triển đô thị, hoạt động đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm quyền quy định; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;
(6) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt;
(7) Tổ chức các hoạt động vận động, xúc tiến và điều phối các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho việc đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;
(8) Tổ chức xây dựng, tích hợp, quản lý và khai thác hệ thống dữ liệu đô thị quốc gia.
Nghị định 33 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 33/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2025.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau:
a) Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
b) Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.
3. Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thành việc sắp xếp và ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này theo quy định, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2025. Vụ Quản lý doanh nghiệp tiếp tục duy trì để thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy và chấm dứt hoạt động trước ngày 31 tháng 12 năm 2030.
Theo đó, Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vẽ tranh hòa bình đơn giản lớp 5? Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về những vấn đề gì?
- Danh mục hàng hóa nguy hiểm mới nhất hiện nay theo Nghị định 161? Tải về file Word? Tải về File PDF?
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những gì?
- Lịch cấm xe tải vào TP HCM dịp 30 4 từ ngày 25 4 đến 30 4 2025 như thế nào? Tuyến đường xe tải bị cấm vào TPHCM dịp lễ 30 4 là đường nào?
- Lịch làm việc bù nghỉ lễ 30 4 áp dụng với ai? Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 ra sao? Làm việc bù nghỉ lễ 30 4 vào ngày nào?