10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?

Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh? Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Quy định về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh?

Tham khảo câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh dưới đây:

Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh

Câu 1: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

a. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

b. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.

c. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

(Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 2: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo hiệu cố định và biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh của biển nào?

a. Biển báo hiệu tạm thời.

b. Biển báo hiệu cố định.

c. Không chấp hành biển nào.

(Căn cứ theo khoản 12 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 3: Có mấy loại dải phân cách?

a. Loại cố định.

b. Loại di động.

c. Cả hai loại trên.

(Căn cứ vào Điều 79 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT)

Câu 4: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

a. Đi bên phải theo chiều đi của mình.

b. Đi đúng phần đường quy định.

c. Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

d. Tất cả các ý trên.

(Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 5: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?

a. Tiếp tục đi nhưng phải chú ý quan sát tránh gây tai nạn giao thông.

b. Dừng lại trước vạch dừng.

c. Được đi tiếp nhưng chỉ được rẽ trái.

(Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 6: Người điều khiển xe đạp máy, xe máy điện có bắt buộc đội mũ bảo hiểm không ?

a. Không phải đội mũ bảo hiểm.

b. Phải đội mũ bảo hiểm.

c. Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

(Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 7: Trong đô thị trường hợp nào dưới đây xe không được dùng còi (trừ các xe ưu tiên theo Luật định)?

a. Khi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.

b. Khi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.

c. Từ 22h đến 5h sáng hôm sau.

d. Khi qua ngã ba, ngã tư, trong thành phố, thị xã, thị trấn đông người qua lại.

(Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 8: Khi gặp một đoàn xe tang người lái xe phải xử lý như thế nào cho đúng quy tắc giao thông?

a. Bóp còi, rú ga để cắt ngang qua.

b. Báo hiệu và từ từ cho xe đi qua để đảm bảo an toàn.

c. Chờ đoàn xe tang đi qua hết thì tiếp tục lưu thông.

(Vì đoàn xe tang là xe ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 9: Độ tuổi được điều khiển xe gắn máy?

a. 16 tuổi trở lên.

b. 18 tuổi trở lên.

c. 20 tuổi trở lên.

(Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

Câu 10: Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang vác vật cồng kềnh hay không?

a. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.

b. Không được mang, vác.

c. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.

(Căn cứ theo khoản 4 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024)

10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án?

10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

- Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.

- Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thành tích thì được khen thưởng, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương, bị tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

- Phát triển phương tiện giao thông đường bộ đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu đi lại của người dân; nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông đường bộ bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ đối với phương tiện giao thông trên thế giới;

Ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông tại các đô thị lớn; ưu tiên chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, hạ tầng cung cấp năng lượng sạch.

Quy định về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:

- Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
Pháp luật
Thông tư 13/2025/TT-BCA sửa đổi các Thông tư về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa?
Pháp luật
Đường bộ được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong giai đoạn nào? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thẩm định an toàn giao thông?
Pháp luật
Luật Giao thông 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới nhất? Luật Giao Thông 2025 gồm các luật nào?
Pháp luật
Mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 176?
Pháp luật
Mức bồi dưỡng đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông ban đêm là bao nhiêu?
Pháp luật
07 biện pháp phát hiện VPPL về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Quyền hạn của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát?
Pháp luật
03 Hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông là hoạt động nào? Nguyên tắc tuần tra, kiểm soát là gì?
Pháp luật
02 Lực lượng thực hiện tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là lực lượng nào?
Pháp luật
Giao thông là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai trong lĩnh vực giao thông đường bộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông
29 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào