10 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam về vận tải và dịch vụ vận tải bao gồm những gì?
Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam thuộc cơ quan nào của Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 08/QĐ-BXD năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải và giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước.
2. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIETNAM MARITIME AND WATERWAY ADMINISTRATION, viết tắt: VIMAWA.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Xây dựng, có nhiệm vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải và giao thông đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước.
Đồng thời, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cũng có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam còn có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIETNAM MARITIME AND WATERWAY ADMINISTRATION, viết tắt: VIMAWA.
Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam thuộc cơ quan nào của Chính phủ? (Hình từ internet)
10 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam về vận tải và dịch vụ vận tải bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Quyết định 08/QĐ-BXD năm 2025 có quy định về 10 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam về vận tải và dịch vụ vận tải bao gồm những nội dung sau:
(1) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vận tải biển và dịch vụ hàng hải, vận tải thủy nội địa theo quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hàng hải, giao thông đường thủy nội địa theo quy định
(2) Quản lý các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao
(3) Tổ chức thực hiện việc thống kê, nghiên cứu, dự báo phát triển hàng hải, phát triển vận tải thủy nội địa và đánh giá chất lượng dịch vụ hàng hải, dịch vụ vận tải thủy nội địa
(4) Xây dựng, trình Bộ trưởng quy định việc công bố các tuyến vận tải thủy nội địa và thực hiện việc công bố theo phân cấp của Bộ trưởng
(5) Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng trong trường hợp phương tiện thủy rời cảng biển; phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh. Thẩm định, trình Bộ trưởng cấp Giấy phép vận tải nội địa đối với tàu biển mang quốc tịch nước ngoài
(6) Tổ chức thực hiện kiểm soát tải trọng, kiểm tra an toàn container tại cảng biển theo quy định của pháp luật
(7) Tổ chức thực hiện giám sát, quản lý giá dịch vụ hàng hải, giá dịch vụ đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật
(8) Tham gia xây dựng giá dịch vụ tại cảng biển do Nhà nước quy định để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, ban hành theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng khung giá hoặc giá dịch vụ vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà Nhà nước trợ giá hoặc giao cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định
(9) Tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại về hàng hải, giao thông đường thủy nội địa; tổ chức xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải theo quy định của pháp luật
(10) Trình Bộ trưởng cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 08/QĐ-BXD năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức hiện nay của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam hiện nay như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức giúp việc Cục trưởng
a) Văn phòng;
b) Phòng Tổ chức cán bộ;
c) Thanh tra;
d) Phòng Pháp chế;
đ) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
e) Phòng Hợp tác quốc tế - IMO;
g) Phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường;
h) Phòng Vận tải - An toàn và Phương tiện;
i) Phòng Kết cấu hạ tầng.
2. Các Chi cục Hàng hải và Đường thủy
a) Chi cục Hàng hải và Đường thủy phía Bắc;
b) Chi cục Hàng hải và Đường thủy phía Nam.
3. Các Cảng vụ (gồm 22 cảng vụ)
a) Cảng vụ Hàng hải (18 cảng vụ);
b) Cảng vụ Đường thủy (04 cảng vụ).
4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
a) Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam;
b) Các Trường Cao đẳng.
5. Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 4 Điều này; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2, 3, điểm a khoản 4 Điều này theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Trường Cao đẳng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức giúp việc Cục trưởng theo quy định.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam hiện nay được quy định như trên.







.png)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử vi hôm nay 6 5 2025 chi tiết? Tử vi 12 con giáp ngày hôm nay 6 5 2025? Tử vi tài lộc hôm nay 6 5 2025 ra sao?
- Thông báo 177-TB/VPTW thống nhất chủ trương dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường tiểu học, THCS?
- Thủ tục khen thưởng Huân chương Lao động cho cá nhân, tập thể về thành tích đột xuất năm 2025 tại cấp trung ương?
- Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 15 họp tới khi nào? Khai mạc kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 Quốc hội khóa 15 năm 2025?
- Thuyền trưởng tàu biển chịu sự chỉ đạo của ai? Thuyền trưởng tàu biển có trách nhiệm bảo quản thi thể của tàu viên không?