100% biên chế cấp huyện về xã sau sáp nhập tỉnh theo Công văn 03 đúng không? Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã ra sao?
100% biên chế cấp huyện về xã sau sáp nhập tỉnh thành đúng không?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 có nêu như sau:
VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
...
2. Về chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, đặc khu)
...
2.5. Về biên chế
- Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức của cấp huyện, cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại cấp xã và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ; dự kiến biên chế bình quân của mỗi cấp xã khoảng 32 biên chế (không bao gồm khối đảng, đoàn thể).
- Về biên chế viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Trên cơ sở phương án sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực tại cấp xã mới theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương có trách nhiệm bố trí chỉ tiêu biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách trong tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, thực hiện đẩy mạnh tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa bàn.
...
Theo đó, sau sáp nhập tỉnh thành, sẽ chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã.
Trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
100% biên chế cấp huyện về xã sau sáp nhập tỉnh theo Công văn 03 đúng không? Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã ra sao? (Hình từ Internet)
Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã sau sáp nhập tỉnh thành ra sao?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã sau sáp nhập tỉnh thành như sau:
(1) Về tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới
Tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.
(2) Định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.
- Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.
Điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về điều kiện sáp nhập đơn vị hành chính như sau:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bệnh Viêm gan vi rút B là bệnh gì? Chẩn đoán bệnh viêm gan vi rút B cấp như thế nào? Điều trị ra sao?
- Có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sáp nhập theo Quyết định 759? Sáp nhập cần bảo đảm điều kiện nào?
- Hướng dẫn cách treo cờ Tổ Quốc nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết?
- Chính thức giữ nguyên 20 Kho bạc Nhà nước khu vực và điều chỉnh địa bản quản lý sau sắp xếp bộ máy?
- Chủ đề Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học qua các năm? Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học?