11 trách nhiệm cung cấp thông tin trong giao dịch từ xa của cá nhân kinh doanh bao gồm những gì?
11 trách nhiệm cung cấp thông tin trong giao dịch từ xa của cá nhân kinh doanh bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lơị người tiêu dùng 2023 có quy định về 11 cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa bao gồm:
(1) Tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có) của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc của đại diện của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có)
(2) Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với tổ chức kinh tế; mã số thuế cá nhân đối với cá nhân
(3) Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
(4) Chi phí giao hàng (nếu có)
(5) Phương thức, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
(6) Thời gian có hiệu lực của đề nghị thực hiện giao dịch
(7) Thông tin về các khoản phí, chi phí, thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh và các điều kiện giao dịch chung áp dụng trong quá trình cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
(8) Chi tiết về công dụng, cách thức sử dụng, bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
(9) Quyền của người tiêu dùng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Bảo vệ quyền lơị người tiêu dùng 2023
(10) Quy trình xử lý việc đổi, trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết
(11) Quy trình tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
11 trách nhiệm cung cấp thông tin trong giao dịch từ xa của cá nhân kinh doanh bao gồm những gì? (Hình từ internet)
Giao dịch từ xa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm sản phẩm, hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Sản phẩm, hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng;
c) Sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
5. Giao dịch từ xa là giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.
6. Cung cấp dịch vụ liên tục là việc cung cấp dịch vụ có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì giao dịch từ xa được thực hiện như sau:
- Thông qua không gian mạng,
- Thông qua phương tiện điện tử
- Thông qua phương tiện khác mà người tiêu dùng không được kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi tham gia giao dịch.
7 chính sách của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định về 7 chính sách của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay bao gồm:
(1) Tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và phát huy sự chủ động trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích, tôn vinh người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(2) Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan, tổ chức có liên quan; khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa công tác tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, hướng dẫn kỹ năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(4) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đa dạng hóa các kênh phân phối hiện đại, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
(5) Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(6) Nâng cao đạo đức kinh doanh, hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và bền vững; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
(7) Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động sau đây:
- Khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, lưu thông, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công nghệ thân thiện môi trường hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao lợi ích của người tiêu dùng
- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ tiên tiến, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để sản xuất, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
- Tham gia chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững của khu vực và thế giới.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) ra sao?
- Cảm nghĩ của em về chiến thắng Điện Biên Phủ ngắn gọn? Nội dung tuyên truyền kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ theo Hướng dẫn 179?
- 11 trách nhiệm cung cấp thông tin trong giao dịch từ xa của cá nhân kinh doanh bao gồm những gì?
- Lịch cắt tóc tháng 5 năm 2025 tài lộc may mắn? Cắt tóc ngày nào tháng 5 2025 tốt? Chi tiết lịch cắt tóc tháng 5 2025?
- Biện pháp tự vệ trong quản lý ngoại thương là gì? Có các biện pháp tự vệ nào? Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ được quy định như thế nào?