20 đơn vị thuộc Bộ Y tế theo Nghị định 42? Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hiện nay?
- 20 đơn vị thuộc Bộ Y tế theo Nghị định 42? Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hiện nay?
- 06 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe có nội dung như thế nào?
- Nghị định 42 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có hiệu lực từ khi nào?
20 đơn vị thuộc Bộ Y tế theo Nghị định 42? Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hiện nay?
Ngày 28/2/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, hiện nay quy định mới về 20 đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế theo Nghị định 42/2025/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
(1) Vụ Bảo hiểm y tế.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ.
(3) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(4) Vụ Pháp chế.
(5) Vụ Hợp tác quốc tế.
(6) Văn phòng bộ.
(7) Thanh tra bộ.
(8) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
(9) Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
(10) Cục Quản lý Dược.
(11) Cục An toàn thực phẩm.
(12) Cục Hạ tầng và Thiết bị y tế.
(13) Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
(14) Cục Dân số.
(15) Cục Phòng bệnh.
(16) Cục Bà mẹ và Trẻ em.
(17) Cục Bảo trợ xã hội.
(18) Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
(19) Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
(20) Báo Sức khỏe và Đời sống.
Bên cạnh đó, các tổ chức quy định từ mục (1) đến mục (17) là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ mục (18) đến mục (20) là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Y tế theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế.
20 đơn vị thuộc Bộ Y tế theo Nghị định 42? Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hiện nay? (Hình từ Internet)
06 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
16. Về đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe và hướng dẫn tổ chức thực hiện;
b) Xây dựng và ban hành chuẩn năng lực nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng và phát triển chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của các trình độ đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo, từng trình độ đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe;
c) Xây dựng và ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra đối với đào tạo chuyên khoa đặc thù và đào tạo liên tục nguồn nhân lực khối ngành sức khỏe;
d) Quản lý đào tạo chuyên khoa đặc thù và đào tạo liên tục nguồn nhân lực khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật trong đào tạo nguồn nhân lực khối ngành sức khỏe; kiểm tra, rà soát việc bảo đảm yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành đối với cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe;
e) Quy định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá để cấp giấy phép hành nghề đối với nhân lực khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.
17. Về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong ngành y tế:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
b) Quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các nghiên cứu y sinh học trên đối tượng con người, nghiên cứu phát triển phương pháp mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới, sản phẩm mới trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chuyển giao công nghệ và phổ biến, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; quản lý, sử dụng nguồn lực khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
d) Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
đ) Quản lý việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, theo dõi, quản lý việc phổ biến, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
e) Tổ chức thực hiện hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
...
Như vậy, theo quy định thì 06 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe có nội dung như sau:
(1) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe và hướng dẫn tổ chức thực hiện;
(2) Xây dựng và ban hành chuẩn năng lực nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng và phát triển chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của các trình độ đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng ngành đào tạo, từng trình độ đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe;
(3) Xây dựng và ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra đối với đào tạo chuyên khoa đặc thù và đào tạo liên tục nguồn nhân lực khối ngành sức khỏe;
(4) Quản lý đào tạo chuyên khoa đặc thù và đào tạo liên tục nguồn nhân lực khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật;
(5) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật trong đào tạo nguồn nhân lực khối ngành sức khỏe; kiểm tra, rà soát việc bảo đảm yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành đối với cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe;
(6) Quy định, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá để cấp giấy phép hành nghề đối với nhân lực khối ngành sức khỏe theo quy định của pháp luật.
Nghị định 42 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Nghị định 42/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Ngoài ra, Nghị định 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 42/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?