20 Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4? Quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật?
20 Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4?
Tham khảo 20 khẩu hiệu tuyên truyền ngày Người Khuyết Tật Việt Nam 18 4 nhằm nâng cao nhận thức và tôn vinh tinh thần vượt khó của cộng đồng người khuyết tật dưới đây:
Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Người Khuyết Tật Việt Nam 18 4 1/ Người khuyết tật không bao giờ thiếu khả năng, chỉ thiếu cơ hội thể hiện 2/ Vì một xã hội không còn rào cản, hãy mở rộng cánh cửa cơ hội cho người khuyết tật 3/ Đừng để sự khác biệt là rào cản 4/ Mỗi người khuyết tật đều có thể tỏa sáng nếu được trao cơ hội 5/ Hãy nhìn người khuyết tật với ánh nhìn yêu thương và tôn trọng 6/ Khuyết tật không phải là kết thúc. Đó là động lực để vươn lên 7/ Mỗi người đều có một giá trị riêng biệt, kể cả người khuyết tật 8/ Hãy là cộng đồng yêu thương, không phân biệt 9/ Trao cơ hội - Nhận yêu thương 10/ Trao cơ hội cho người khuyết tật là giúp họ vươn tới một tương lai tươi sáng hơn 11/ Không còn rào cản, chỉ có cơ hội 12/ Hãy tôn trọng sự khác biệt, vì ai cũng đều có giá trị riêng của bản thân 13/ Khuyết tật không ngăn cản ước mơ, đó là động lực 14/ Người khuyết tật có thể làm được tất cả nếu có được cơ hội 15/ Xây dụng một cộng đồng không phân biệt là trách nhiệm của mỗi người 16/ Tôn trọng, bảo vệ người khuyết tật Việt Nam 17/ Người khuyết tật Việt Nam - Bình đẳng về cơ hội 18/ Chung tay hỗ trợ người khuyết tật có thể hòa nhập vào cộng đồng 19/ Tôn vinh nghị lực sống của người khuyết tật trong xã hội 20/ Hành động vì một cộng đồng không phân biệt đối xử |
Lưu ý: 20 Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4 trên chỉ mang tính chất tham khảo
20 Khẩu hiệu tuyên truyền ngày Người khuyết tật Việt Nam 18 4? Quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật? (Hình từ Internet)
Quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật như sau:
Dạng tật bao gồm:
(1) Khuyết tật vận động;
(2) Khuyết tật nghe, nói;
(3) Khuyết tật nhìn;
(4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
(5) Khuyết tật trí tuệ;
(6) Khuyết tật khác.
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại (1) và (2) trên.
Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày người Khuyết tật Việt Nam 18 4 không?
(1) Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
(2) Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Từ (1) và (2) => Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày người Khuyết tật Việt Nam do ngày người Khuyết tật Việt Nam không nằm trong danh sách những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên:
(i) Nếu trong trường hợp ngày người Khuyết tật Việt Nam rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
(ii) Nếu như công ty có chính sách nghỉ vào ngày người Khuyết tật Việt Nam thì người lao động vẫn được nghỉ.
(iii) Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào ngày người Khuyết tật Việt Nam, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết chương trình Đất nước trọn niềm vui 20 4 Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- 12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?
- Bài thơ về chú cảnh sát giao thông? Tổng hợp các bài thơ về chú cảnh sát giao thông hay nhất? Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ gì khi thực hiện tuần tra?