20+ lời chúc tặng mẹ người yêu nhân Ngày của Mẹ ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc Ngày của Mẹ ngắn gọn?
20+ lời chúc tặng mẹ người yêu nhân Ngày của Mẹ ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc Ngày của Mẹ ngắn gọn?
Tham khảo lời chúc tặng mẹ người yêu nhân Ngày của Mẹ ý nghĩa, ngắn gọn dưới đây:
Chúc bác Ngày của Mẹ thật vui tươi, nhiều sức khỏe và luôn luôn hạnh phúc bên gia đình mình ạ. Nhân dịp Ngày của Mẹ cháu chúc bác luôn xinh đẹp, bình an, mạnh khỏe và hạnh phúc bên những người thân yêu. Chúc bác có một Ngày của Mẹ thật nhiều niềm vui và ý nghĩa. Cảm ơn bác đã dành sự yêu thương, luôn quan tâm đến cháu ạ. Cảm ơn bác đã tạo ra cho con một anh người yêu vô cùng dễ thương. Con chúc bác Ngày của Mẹ thật xinh tươi, bình an và mạnh khỏe. Chúc bác Ngày của Mẹ thật vui tươi, xinh đẹp. Con rất biết ơn vì lúc nào bác cũng yêu thương, chăm sóc con như con gái ruột của bác. Hôm nay là Ngày của Mẹ, con xin kính chúc bác luôn tươi trẻ, vui vẻ và hạnh phúc. Cảm ơn bác đã chấp nhận và yêu thương con. ... Xem đầy đủ 20+ lời chúc tặng mẹ người yêu nhân Ngày của Mẹ ý nghĩa tại đây TẢI VỀ |
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
20+ lời chúc tặng mẹ người yêu nhân Ngày của Mẹ ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc Ngày của Mẹ ngắn gọn? (Hình từ Internet)
Ngày của Mẹ nên tặng gì? Con cái có nghĩa vụ gì trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ?
Ngày của Mẹ là một ngày đặc biệt để tôn vinh tình yêu thương vô điều kiện mà người mẹ dành cho các con và gia đình. Đây cũng chính là dịp để những người con nói lên lời yêu thương, bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ của mình. Dưới đây là gợi ý những món quà dành tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ:
- Hoa tươi: hoa hồng, hoa hướng dương, hoa tulip, hoa cát tường... - Túi xách. - Mỹ phẩm chăm sóc da. - Bánh kem. - Trang sức: đồng hồ, vòng tay, vòng cổ, nhẫn... - Chuyến du lịch đến những nơi mẹ thích. - Một bữa cơm gia đình do chính tay bạn nấu. - Quần áo, giày dép... |
* Con cái có nghĩa vụ gì trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ?
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng được quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Theo đó, con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ bị xử phạt hành chính bao nhiêu theo quy định?
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, trường hợp con cái trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lịch bắn pháo hoa Lễ hội Làng Sen 19 5? Bắn pháo hoa Lễ hội Làng Sen vào lúc mấy giờ? Địa điểm bắn pháo hoa Làng Sen 19 5?
- Cúng rằm tháng 4 giờ nào tốt? Cúng rằm tháng 4 vào ngày 14 hay 15? Cúng rằm tháng 4 mấy giờ? Đốt vàng mã cúng rằm tháng 4 có bị phạt?
- Những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới nhất theo Thông tư 11 được bổ sung theo Thông tư 19?
- Danh sách ca sĩ tham gia Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 có những ca sĩ nào?
- Vẽ một bức tranh nhân Ngày Quốc tế Gia đình? Vẽ tranh gia đình Ngày Quốc tế Gia đình ý nghĩa? Tranh vẽ gia đình đẹp?