25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử?

25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử là gì? Đặc điểm môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm Thông tư 32?

25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Câu 1. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A. Bến Tre.

B. Bình Định.

C. Hà Tiên.

D. Cần Thơ.

Câu 2. Ngày 30 - 8 - 1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị là sự kiện đánh dấu

A. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.

B. Nhiệm vụ dân tộc của Cách mạng hoàn thành.

C. Nhiệm vụ dân chủ của Cách mạng hoàn thành.

D. Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trên cả nước.

Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập?

A. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945)

B. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945).

C. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).

D. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946).

Câu 4. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại

A. Quảng trường Ba Đình.

B. Khu giải phóng Việt Bắc.

C. Dinh Độc Lập.

D. Nhà hát lớn Hà Nội.

Câu 5. Những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

A. Bến Tre, Long An.

B. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.

C. Bình Định, Ninh Thuận.

D. Cần Thơ, Hà Tiên.

Câu 6. Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây?

A. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945).

B. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945).

C. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945).

D. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945).

Câu 7. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:

A. Bến Tre.

B. Cần Thơ.

C. Đồng Nai Thượng.

D. Bình Định.

Câu 8. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam?

A. Góp phần chiến thắng phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

C. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Buộc Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

Câu 9. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã

A. Làm thất bại học thuyết Aixenhao.

B. Làm thất bại học thuyết Kennơđi.

C. Làm thất bại học thuyết Níchxơn.

D. Lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 10. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (14- 15/8/1945) đã thông qua kế hoạch nào sau đây?

A. Giải phóng dân tộc trong năm 1945.

B. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội.

C. Lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa.

D. Thống nhất các lực lượng vũ trang.

Câu 11. Vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam là :

A. Hàm Nghi.

B. Duy Tân.

C. Tự Đức.

D. Bảo Đại.

Câu 12. Ngày 13/8/1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập cơ quan nào?

A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.

B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.

C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

D. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Xem đầy đủ 25 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đáp án tại đây. Tải về

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

25 câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 về cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử?

25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử? (Hình từ Internet)

Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử là gì?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT mục đích đánh giá của môn Lịch sử được quy định như sau:

Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.

Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.

Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.

Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Đặc điểm môn Lịch sử theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm Thông tư 32?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặc điểm môn Lịch sử được quy định cụ thể như sau:

Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,...

Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp mẫu vẽ tranh về mẹ đơn giản, đẹp nhất? Vẽ tranh tặng mẹ đơn giản? Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8 3, 20 10 đơn giản?
Pháp luật
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
Pháp luật
Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?
Pháp luật
25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử?
Pháp luật
Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
Pháp luật
Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
Pháp luật
Thành phần phụ chú là gì? Tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ về thành phần phụ chú? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Pháp luật
Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chuơng trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí có đáp án thường gặp lớp 7 bài 1? Một số thuật ngữ chuyên môn trong môn Địa lí?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
17 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào