3 Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình? Lập dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
3 Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình?
Tham khảo 3 Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình dưới đây:
Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình - Mẫu 1 Mọi người trong gia đình của em đều rất yêu thương và trân trọng nhau. Với em, bà ngoại là người gắn bó và thân thiết nhất. Từ thời bé, em đã được bà kể cho nghe những câu chuyện về “Thánh Gióng”, “Tấm Cám”, “Sự tích trầu cau”. Có thể nói, tâm hồn em được nuôi lớn từ những câu chuyện của bà. Bà đã gần bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Bà có khuôn mặt phúc hậu, với nụ cười hiền từ. Bà ngoại có dáng người thấp, hơi gầy nhưng không hiểu sao ngày nào bà cũng có thể ra vườn nhổ cỏ, tưới cây. Mỗi dịp lễ Tết, em lại được về quê thăm bà. Em thích nhất là được nằm nghe bà kể chuyện. Giọng bà mới ấm áp, truyền cảm làm sao. Giống như nhiều người ông, người bà khác, bà ngoại rất thương con cháu. Em luôn kính trọng, yêu mến bà và mong bà có thể sống lâu đến trăm tuổi. |
Tải thêm 02 mẫu đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình tại đây => Tải về
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
3 Đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình? Lập dàn ý? 2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn? (Hình từ Internet)
Lập dàn ý đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý trong gia đình?
Tham khảo dàn ý đoạn văn miêu tả tình cảm, cảm xúc với một người mà em yêu quý dưới đây:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về người mà em yêu quý (có thể là ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô, bạn bè...) Lý do vì sao em yêu quý người đó. II. Thân bài: 1. Giới thiệu chi tiết về người em yêu quý Họ tên, tuổi tác, nghề nghiệp, ngoại hình, tính cách 2. Kỷ niệm của em với người em yêu quý Họ đã làm cho em những gì? Yêu thương em ra sao? Những bài học em đã học được từ họ? 3. Tình cảm, suy nghĩ của em về người đó? Em biết ơn, yêu quý, kính trọng họ thế nào? Họ có vai trò như thế nào trong cuộc sống của em III. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em dành cho người đó và mong muốn được thể hiện tình cảm ấy trong tương lai. |
Lưu ý: 4 Quan điểm xây dựng chương trình ngữ văn theo Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
(1) Chương trình được xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn; thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung, chương trình môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là chương trình của những quốc gia phát triển; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập.
(2) Chương trình lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp học, lớp học.
Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
(3) Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc.
(4) Chương trình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.
2 Giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn?
Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về 2 giai đoạn giáo dục của môn Ngữ Văn như sau:
(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
(2) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.
Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có hàng hóa ký gửi có phải lập tờ khai gửi hàng hóa không? Mẫu tờ khai gửi hàng hóa dành cho hàng hóa ký gửi?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM cụ thể ra sao? Lịch chi trả lương hưu tháng 5 2025 TPHCM sớm hơn thường lệ đúng không?
- Các loại câu trong tiếng Việt lớp 3? Có mấy kiểu câu trong tiếng Việt? Nắm được công dụng của kiểu câu trong tiếng Việt là yêu cầu của lớp mấy?
- Người lao động có được phép thỏa thuận tiền lương trong thời gian thử việc hay không theo quy định?
- Cảm nghĩ về câu nói hoà bình có đẹp không? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu hoà bình có đẹp không?