3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?

3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Dẫn chứng viết văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết là yêu cầu cần đạt của lớp nào? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?

3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất?

Tham khảo 3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất dưới đây:

Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất: Mẫu 1

Trong cuộc sống, chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã nghe qua câu: "Học đi đôi với hành". "Học đi đôi với hành" có thể được coi là một phương châm, là kim chỉ nan trong cuộc sống và học tập, thể hiện mối quan hệ mất thiết giữa lý thuyết và thực hành là không thể tách rời.

Học là một hoạt động với mục đích tiếp thu tri thức, còn hành là vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu vào thực tế. "Học đi đôi với hành" thể hiện nếu chỉ học mà không hành thì kiến thức ta tiếp thu trong một khoảng thời gian dài sẽ dần dần mai một, mờ nhạt đi, không mang lại hiệu quả cao.

Dẫn chứng cụ thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người còn được biết đến với cái tên thân thương Bác Hồ một tấm gương sáng về việc kết hợp giữa học và làm. Để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác không chỉ học lý thuyết từ những người đi trước như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh hay từ Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà Bác còn dành cả cuộc đời để biến những điều học được thành hành động. Bác đã đi khắp nơi trên thế giới, sống như những người dân lao động, người nghèo khổ trong chiến tranh để hiểu rõ nỗi khổ của họ. Chính từ thực tế đó, Bác mới thấm thía và kiên định với con đường giải phóng dân tộc, mang lại độc lập và tự do cho đất nước.

Tóm lại, “Học đi đôi với hành” không chỉ là một lời dặn dò, mà còn là kim chỉ nan giúp mỗi người tiến bộ và phát triển bản thân. Học sinh chúng ta cần hiểu rằng chỉ học thôi là chưa đủ, mà cần áp dụng những gì đã học vào thực tế, từ đó mới trưởng thành và giỏi giang hơn mỗi ngày.

Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất: Mẫu 2

Trong quá trình học tập và đời sống, hãy luôn ghi nhớ rằng “Học phải đi cùng với hành”. Câu nói này vừa là lời khuyên của thế hệ đi trước, vừa là kim chỉ nan giúp chúng ta có cách học, tiếp thu kiến thức tốt hơn.

Học là khi chúng ta tiếp thu được những điều mới, hiểu được lý thuyết và kiến thức trong sách vở. Nhưng, nếu ta chỉ chăm chú học lý thuyết xuông mà không áp dụng vào thực tế thì kiến thức đó rất dễ bị quên. Việc thực hành sẽ giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn và hiểu rõ hơn bản chất vấn đề. Học và hành giống như hai cánh tay, luôn cần có nhau để giúp con người tiến xa hơn.

Một ví dụ rõ ràng là nhà phát minh Thomas Edison. Ông không chỉ đọc sách rồi ngồi đó tưởng tượng, mà đã thử nghiệm hơn một nghìn lần mới tạo ra được bóng đèn. Học sinh ngày nay cũng vậy, chúng ta cần vừa học lý thuyết, vừa thực hành để biến điều đã học thành kỹ năng thật sự.

“Học đi đôi với hành” chính là chìa khóa, là ngọn đèn dầu soi sáng giúp chúng ta trưởng thành và thành công hơn.

Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất: Mẫu 3

Trong quá trình học tập và đút kết kinh nghiệm trưởng thành, nắm vững kiến thức và thành thạo các kỹ năng là những yếu tố tất yếu để dẫn tới thành công. Trong đó, “Học phải đi cùng với hành” chính là kim chỉ nan, là chìa khóa dẫn đến thành công.

Học là quá trình tiếp nhận kiến thức, trong khi đó, hành là thực tiễn hóa những điều chúng ta đã học qua. Nếu chỉ học mà không hành, kiến thức học rồi sẽ dần mai một theo thời gian, còn nếu hành mà không học, chúng ta sẽ dễ dàng mắc lỗi do thiếu nền tảng. Vì vậy, “Học đi đôi với hành” là câu nói khẳng định tầm quan trọng của việc vừa học tập những kiến thức mới và kết hợp nhuần nhuyễn nó vào thực tiễn cuộc sống.

Học‍ và‍ hành‍ là hai khái niệm không‍ thể‍ tách‍ rời.‍ Học‍ để‍ hiểu,‍ hành‍ để‍ giỏi.‍ Chỉ‍ khi‍ biết‍ kết‍ hợp‍ cả‍ hai,‍ con‍ người‍ mới‍ có thể phát‍ triển‍ toàn‍ diện‍ và‍ gặt hái được những thành công trong cuộc sống.

Lưu ý: "3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất?" chỉ mang tính tham khảo!

3 Mẫu văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?

3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Dẫn chứng viết văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất?

- Albert Einstein là một trong những ví dụ điển hình cho câu nói "học đi đôi với hành". Mặc dù ông có nền tảng lý thuyết vững chắc trong toán học và vật lý, nhưng điều đó là chưa đủ để ông tìm ra những phát minh vĩ đại mà ông còn phải áp dụng những lý thuyết này vào thực tế. Ví dụ, trong thuyết tương đối nổi tiếng, ông không chỉ đưa ra các công thức phức tạp mà còn kiểm chứng bằng các thí nghiệm, như quan sát ánh sáng bị lệch khi đi qua các hành tinh có lực hút lớn.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người còn được biết đến với cái tên thân thương Bác Hồ một tấm gương sáng về việc kết hợp giữa học và làm. Để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Bác không chỉ học lý thuyết từ những người đi trước như cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh hay từ Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, mà Bác còn dành cả cuộc đời để biến những điều học được thành hành động. Bác đã đi khắp nơi trên thế giới, sống như những người dân lao động, người nghèo khổ trong chiến tranh để hiểu rõ nỗi khổ của họ. Chính từ thực tế đó, Bác mới thấm thía và kiên định với con đường giải phóng dân tộc, mang lại độc lập và tự do cho đất nước.

Lưu ý: "Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Dẫn chứng viết văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất?" chỉ mang tính tham khảo!

Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết là yêu cầu cần đạt của lớp nào?

Căn cứ Chương trình giáo dục môn Ngữ văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

VIẾT
Quy trình viết
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
Thực hành viết
- Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
- Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.
- Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
- Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
- Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

Theo đó, viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết là yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 9.

Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học cơ sở như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
3 Mẫu đoạn văn nghị luận học đi đôi với hành ngắn nhất? Dẫn chứng Học đi đôi với hành? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Dấu chấm than là gì? Tác dụng dấu chấm than là gì? Viết 3 câu sử dụng dấu chấm than? Lớp mấy học dấu chấm than?
Pháp luật
03 Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng Chí? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn?
Pháp luật
Tổng hợp tranh vẽ Đại thắng mùa Xuân 1975 đẹp nhất? Vẽ tranh Đại thắng mùa Xuân năm 1975 ấn tượng?
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
Pháp luật
Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
Pháp luật
Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
Pháp luật
Văn bản đa phương thức là gì? Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
Pháp luật
Bài văn tả Vịnh Hạ Long lớp 5? Bài văn tả Vịnh Hạ Long ngắn gọn? Mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào