5 đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí? Thời lượng thực hiện chương trình Ngữ văn?
5 đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí?
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn, trái đất đang ngày càng nóng hơn. Mỗi người dân nên ý thức được mức độ nghiêm trọng và cùng nhau khắc phục. Tham khảo các đoạn văn dưới đây để hiểu rõ hơn:
Đoạn 1 Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm không khí ở các đô thị hiện nay là khí thải từ phương tiện giao thông đặc biệt là xe máy và ô tô. Bởi hiện nay số lượng xe máy và ô tô lưu thông trên đường mỗi ngày là quá nhiều, trung bình mỗi nhà đều có từ 01 đến 02 xe máy hoặc ô tô. Việc quá nhiều phương tiện giao thông khác nhau di chuyển trên đường không chỉ tạo ra lượng khí CO2 lớn mà còn làm tăng bụi một nguyên nhân gây hại nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người. Để khắc phục tình trạng này, nên khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, xe đạp, … Cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng hiện đại, an toàn và tiện lợi để người dân tiếp cận nhiều hơn. Đồng thời, các chính sách ưu đãi cho những ai sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện là một điều cần thiết. Mỗi người dân nên cùng ý thức và hành động để không khí nơi chúng ta sinh sống sẽ trong lành hơn, đời sống vui vẻ hơn. |
Tham khảo đầy đủ 5 đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí tại đây. Tải về
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
5 đoạn văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí? Thời lượng thực hiện chương trình? (Hình từ Internet)
Lập dàn ý nghị luận bài văn nêu ý kiến về những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí?
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
- Cần có những biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Thân bài
- Thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay:
+ Khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy, khu công nghiệp.
+ Đốt rác thải sinh hoạt bừa bãi.
+ Nạn chặt phá rừng khiến khả năng lọc không khí bị suy giảm.
+ Gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các động vật.
- Những việc cần làm để giảm ô nhiễm không khí:
+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp, đi bộ.
+ Hạn chế đốt rác bừa bãi.
+ Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ cây cối xung quanh.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và vận động mọi người cùng bảo vệ không khí.
- Ý nghĩa của việc giảm ô nhiễm không khí:
+ Bảo vệ sức khỏe con người.
+ Góp phần giảm biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Xây dựng môi trường sống trong lành.
Kết bài
- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc giảm ô nhiễm không khí.
- Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm. Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT. Tải về
Thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ văn?
Căn cứ theo Mục 2 Chương VIII Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
* Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.
* Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục
Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học. Tuy nhiên, cần bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa các thành phần sau:
- Giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng (trọng tâm là rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng).
- Giữa các kiểu, loại văn bản đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học).
- Giữa các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe (dành thời lượng nhiều hơn cho việc rèn luyện kĩ năng đọc); cụ thể tỉ lệ thời lượng dành cho các kĩ năng ở từng lớp như sau:
Nhóm lớp | Đọc | Viết | Nói và nghe | Đánh giá định kì |
Từ lớp 1 đến lớp 3 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 4 đến lớp 5 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 6 đến lớp 9 | khoảng 63% | khoảng 22% | khoảng 10% | khoảng 5% |
Từ lớp 10 đến lớp 12 | khoảng 60% | khoảng 25% | khoảng 10% | khoảng 5% |
c) Phân bổ số tiết cho các chuyên đề học tập ở mỗi lớp như sau:
Chuyên đề học tập | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
Chuyên đề 10.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian | 10 | ||
Chuyên đề 10.2. Sân khấu hoá tác phẩm văn học | 15 | ||
Chuyên đề 10.3. Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặt 1 tiểu thuyết | 10 | ||
Chuyên đề 11.1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại | 10 | ||
Chuyên đề 11.2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại | 15 | ||
Chuyên đề 11.3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học | 10 | ||
Chuyên đề 12.1. Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại | 10 | ||
Chuyên đề 12.2. Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học | 15 | ||
Chuyên đề 12.3. Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học: Cổ điển, hiện thực hoặc lãng mạn. | 10 |










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà ở gửi Tòa án? Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà ở?
- Chức năng của Kho bạc Nhà nước hiện nay là gì? Kho bạc Nhà nước tại địa phương được tổ chức ra sao?
- Trạng từ là gì? Các loại trạng từ trong Tiếng Việt? Vị trí của trạng từ trong câu? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
- Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học?
- Cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về cụm đồng từ trong tiếng Việt là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở?