5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Viết bài văn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân?
5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Viết bài văn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân?
Dưới đây là tổng hợp 5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân hay nhất.
Mẫu bài văn nghị luận số 1:
Trong kho tàng văn học Việt Nam chắc hẳn câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" không quá xa lại với chúng ta. Câu tục ngữ này nhắc nhớ con người phải có tấm lòng vị tha, thương người, giúp đỡ người khác. Đây không chỉ là một hành động mang ý nghĩa cao đẹp mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng xã hội trở nên nhân văn hơn. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" có nghĩa là yêu thương, quý trọng và đối xử tốt với người khác như chính bản thân mình, trong đó: "Thương người" có thể hiểu là yêu mến, đồng cảm, quan tâm đến người khác và "như thể thương thân" được hiểu giống như là yêu thương, quý trọng chính bản thân mình. "Thương người như thể thương thân" tạo ra một môi trường sống đầy tình người, mội người sẽ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và cảm thông với nhau. Một xã hội như vậy sẽ là nơi mà những người yếu thế được bảo vệ, những người gặp khó khăn được hỗ trợ, và mọi người đều cảm thấy an toàn và được yêu thương. Ngoài ra, tinh thần "Thương người như thể thương thân" còn là động lực để xây dựng một xã hội đoàn kết và vững mạnh. Khi mọi người tin tưởng và yêu thương nhau thì sẽ dễ dàng hợp tác và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Sức mạnh của sự đoàn kết là vô cùng to lớn, giúp một quốc gia, một cộng đồng có thể vượt qua mọi nghịch cảnh và phát triển bền vững. Như vậy, câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" không chỉ là một nguyên tắc đạo đức cá nhân mà còn là nền tảng cốt lõi để xây dựng một xã hội nhân văn. Nó tạo ra một môi trường sống đầy tình người, thúc đẩy những hành động vì cộng đồng và xây dựng sự đoàn kết vững mạnh. |
TẢI VỀ Các mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân tại đây.
Lưu ý: "Mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân" chỉ mang tính chất tham khảo
5 mẫu viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? Viết bài văn về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về thực hành viết văn nghị luận đối với học sinh lớp 8?
Căn cứ khoản 2 Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt trong quy trình viết, thực hành viết đối với học sinh lớp 8 được quy định như sau:
VIẾT
Quy trình viết
Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Thực hành viết
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố này trong văn bản.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
- Viết được bài phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.
Theo đó, yêu cầu về thực hành viết văn nghị luận đối với học sinh lớp 8 là: Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
Học sinh lớp 8 có những nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh lớp 8 có những nhiệm vụ sau đây:
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/5/2025, mức hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em nhà trẻ bán trú là bao nhiêu theo Nghị định 66 2025?
- Cơ cấu tổ chức mới nhất của Bộ Dân tộc và Tôn giáo được quy định thế nào? 13 đơn vị thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh Hậu Giang? Các trường THPT tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm gì trong công tác tuyển sinh vào lớp 10?
- Sau ngày 30 4 và 1 5, người lao động sẽ được nghỉ lễ nào tiếp theo? 08 ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Quy định mới về mức hưởng chế độ chính sách cho Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết?