5 nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiện nay? Nội dung kiểm soát gồm những gì?
5 nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiện nay?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định về 5 nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiện nay bao gồm:
(1) Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
(2) Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
(3) Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
(4) Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
(5) Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
5 nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiện nay? (Hình từ internet)
Nội dung kiểm soát môi trường biển và hải đảo gồm những gì?
Tại Điều 43 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định về các nội dung kiểm kiểm môi trường biển và hải đảo hiện nay bao gồm:
(1) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
(2) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo.
(3) Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
(4) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
(5) Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
(6) Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
(7) Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
(8) Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
(9) Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo.
Công khai thông tin môi trường biển và hải đảo là trách nhiệm thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quan trắc, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì trách nhiệm công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định pháp luật thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, tại Điều 1 Nghị quyết 176/2025/QH15 có quy định về Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 Bộ và 03 cơ quan ngang Bộ hiện nay bao gồm:
(1) Bộ Quốc phòng
(2) Bộ Công an
(3) Bộ Ngoại giao
(4) Bộ Nội vụ
(5) Bộ Tư pháp
(6) Bộ Tài chính
(7) Bộ Công Thương
(8) Bộ Nông nghiệp và Môi trường
(9) Bộ Xây dựng
(10) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(11) Bộ Khoa học và Công nghệ
(12) Bộ Giáo dục và Đào tạo
(13) Bộ Y tế
(14) Bộ Dân tộc và Tôn giáo
(15) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(16) Thanh tra Chính phủ
(17) Văn phòng Chính phủ
Đồng thời, tại Điều 1 Nghị định 35/2025/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Theo đó, Danh sách của Bộ và các cơ quan Ngang Bộ hiện nay thì không còn Bộ Tài Nguyên và Môi trường, cho nên trách nhiệm công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định pháp luật sẽ thuộc về Bộ Nông nghiệp và Môi trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự cấp ủy mới nhất? Tải mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự cấp ủy?
- Mẫu bìa bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc 2025? Tải về mẫu bìa dự thi Đại sứ Văn hóa đọc ở đâu?
- Ngày Quốc tế Lao động còn được gọi là ngày gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
- Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
- Xem lịch âm hôm nay ngày 23 tháng 4 năm 2025? Âm lịch hôm nay ngày 23 04 - Lịch Vạn niên 2025? Ngày 23 04 2025 có tốt không?