9 nhiệm vụ tỉnh ủy mới sau sáp nhập tỉnh phải thực hiện theo Công văn 43 là gì? Cấp tỉnh ủy có chức năng gì?
9 nhiệm vụ tỉnh ủy mới sau sáp nhập tỉnh phải thực hiện theo Công văn 43 là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 quy định như sau:
Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đề án chi tiết không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (lưu ý quan tâm bố trí cán bộ, trụ sở, phương tiện, trang thiết bị) theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hướng dẫn của Đảng ủy Chính phủ (hoàn thành trước ngày 30/6/2025); đồng thời, phối hợp với các ban Đảng ở Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương triển khai phương án sáp nhập tỉnh. Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp có các nhiệm vụ sau:
(i) Thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy tỉnh, thành phố.
(ii) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. (iii) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố.
(iv) Lãnh đạo, chỉ đạo việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bố trí trụ sở, trang thiết bị, các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố (hoàn thành trước ngày 15/7/2025).
(v) Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, cán bộ đảng ủy các cơ quan đảng, đảng ủy ủy ban nhân dân, đảng ủy quân sự, đảng ủy công an, các đảng ủy ở nơi có đặc điểm riêng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy (hoàn thành trước ngày 15/7/2025). (vi) Chỉ định đại biểu dự đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(vii) Hoàn thiện các văn kiện, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025 - 2030 (hoàn thành trước 31/10/2025).
(viii) Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tham mưu Bộ Chính trị chỉ định đại biểu của đảng bộ (sau khi hợp nhất) đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
(ix) Chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy xã, phường, đặc khu nhiệm kỳ 2025 - 2030 đồng bộ với chuẩn bị nhân sự hội đồng nhân dân xã, phường, đặc khu nhiệm kỳ 2026 - 2031.
9 nhiệm vụ tỉnh ủy mới sau sáp nhập tỉnh phải thực hiện theo Công văn 43 là gì? Cấp tỉnh ủy có chức năng gì? (hình từ internet)
Sáp nhập tỉnh phải lấy ý kiến người dân ở đâu?
Theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính
...
3. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
4. Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
5. Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
6. Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, việc sáp nhập tỉnh phải lấy ý kiến người dân phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Cấp tỉnh ủy có chức năng gì?
Theo Điều 2 Quy định 10-QĐi/TW năm 2018 quy định chức năng của cấp ủy cấp tỉnh như sau:
- Cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ Đại hội, có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố; các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương đối với địa phương.
- Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp của tỉnh ủy, thành ủy, có chức năng lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu tỉnh, thành phố, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy tỉnh và của Trung ương; quyết định chủ trương về công tác tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy tỉnh; đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của Trung ương và của cấp ủy cấp tỉnh đối với địa phương; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 21 4 2025?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 21 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 21 4 2025 ra sao?
- Xem ngày 21 4 2025: dự đoán kết quả ngày 21 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Khung giờ hoàng đạo ngày 21 4 2025 tài lộc?
- Thông tin bắn pháo hoa 26 4 TPHCM Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 chi tiết, cụ thể? Địa điểm bắn pháo hoa 26 4 TPHCM?
- Bài tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Đề cương tuyên truyền Tháng Nhân đạo 2025? Chủ đề Tháng Nhân đạo năm 2025?