Bài cúng rằm tháng 4 thần tài? Văn khấn thần tài rằm tháng 4? Rằm tháng 4 âm lịch là ngày mấy dương?
Bài cúng rằm tháng 4 thần tài? Văn khấn thần tài rằm tháng 4? Rằm tháng 4 âm lịch là ngày mấy dương?
Rằm tháng 4 âm lịch là ngày 15/4/2025 nhằm ngày 12/5/2025 dương lịch (Thứ Hai) là ngày Lễ Phật đản hay còn gọi là Phật Đản sanh.
Dưới đây là bài cúng rằm tháng 4 thần tài, văn khấn thần tài rằm tháng 4 cầu may mắn, tài lộc:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy ngài Gia môn Thổ phủ, Thổ chủ Tài thần. Con kính lạy các ngài thần Tài vị tiền. Con kính lạy tiền hậu địa chủ chư vị linh thần. Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc đức Chính thần. Con kính lạy các ngài thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là… ngụ tại…, là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty)…, kinh doanh… Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn thần chứng giám. Con cầu xin các ngài phù hộ cho… nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty…) ngày càng phát triển. Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! |
Lưu ý: "Bài cúng rằm tháng 4 thần tài? Văn khấn thần tài rằm tháng 4?" chỉ mang tính chất tham khảo
Bài cúng rằm tháng 4 thần tài? Văn khấn thần tài rằm tháng 4? Rằm tháng 4 âm lịch là ngày mấy dương? (Hình từ Internet)
Rằm tháng 4 người lao động có được nghỉ không?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, rằm tháng 4 2025 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào rằm tháng 4 2025 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp rằm tháng 4 2025 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày rằm tháng 4 2025, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo?
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 15 5 bắn pháo hoa tại Lễ hội Làng Sen? Tổ chức Lễ hội Làng Sen năm nay cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Những bài thơ chúc mừng sinh nhật Bác Hồ 19 5 hay nhất? Những bài thơ ngắn về Bác và thiếu nhi? Bài thơ về Bác Hồ ngắn?
- Lời nhận xét bài kiểm tra cuối kì 2 theo Thông tư 27 và Thông tư 22? Lời phê của giáo viên trong bài kiểm tra cuối học kì 2?
- Chí tâm đảnh lễ là gì? 05 Ý nghĩa của chí tâm đảnh lễ là gì? 06 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo là gì? Hành vi bị cấm trong tín ngưỡng tôn giáo?
- Quy chế chứng thực là gì? Quy chế chứng thực mẫu được pháp luật quy định như thế nào theo Nghị định 23?