Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo? Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5?

Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo? Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5? Công ty có phải Thưởng lễ vào ngày Quốc tế Lao động 1 5? Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 có phải là ngày lễ lớn hay không?

Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo? Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5?

Tham khảo Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo/ Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5 dưới đây:

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động!

Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là một trong những ngày lễ lớn, có ý nghĩa lịch sử và chính trị sâu sắc không chỉ đối với giai cấp công nhân, người lao động trên toàn thế giới mà còn đối với dân tộc Việt Nam.

Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của phong trào công nhân quốc tế; đồng thời cũng là dịp thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và tri ân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng lao động trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ cuộc đấu tranh của công nhân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Khi đó, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, người lao động bị bóc lột nặng nề: phải làm việc từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, không có bảo hiểm, không có quyền lợi và bị đối xử bất công. Trước tình trạng đó, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng phát triển và lan rộng.

Đỉnh cao là vào Ngày 1/5/1886, tại Thành phố Chi-ca-gô, hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, hàng chục ngàn công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc). Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân, chính quyền tư sản rơi vào thế bị động. Cuộc đấu tranh vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội bị đàn áp đẫm máu, song đã tạo được sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của công nhân khắp nước Mỹ lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Chi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan… tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.

Để ghi nhận những thành quả của phong trào công nhân các nước, ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II, được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của công nhân lao động trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động.[1]

Kế thừa truyền thống đó, ngày nay, tinh thần của Ngày Quốc tế Lao động vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Đây không chỉ là ngày để tôn vinh những đóng góp của người lao động cho xã hội, mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau suy ngẫm về con đường phát triển, về những thành tựu đã đạt được và những thách thức phía trước.

Trong năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu quan trọng các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng được cải thiện, quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thức sâu sắc rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, người lao động vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động.

Trong bối cảnh đó, Ban lãnh đạo cam kết sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao năng lực và hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Thứ hai, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, người lao động, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, giúp họ thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.

Thứ tư, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, góp phần xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, bản chất giai cấp của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!

Kính thưa toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động!

Nhân dịp Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động, thay mặt ban lãnh đạo tôi mong muốn mỗi cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động hãy phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân, tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Một lần nữa, xin chúc toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Xin trân trọng cảm ơn!

[1] Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2021) của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tải về

Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo? Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5?

Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo? Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5? (Hình từ Internet)

Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 có phải là ngày lễ lớn hay không?

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.

Công ty có phải Thưởng lễ vào ngày Quốc tế Lao động 1 5?

Căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 về Thưởng:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 không quy định về việc vào dịp lễ ngày Quốc tế Lao động 1 5 người sử dụng lao động có phải thưởng cho người lao động hay không.

Do đó, việc Thưởng lễ ngày Quốc tế Lao động 1 5 sẽ tùy thuộc vào quyết định và chính sách phúc lợi của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định việc có Thưởng lễ 1 5 cho người lao động hay không.

Ngày Quốc tế lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch cấm đường 1 5 2025 và bản đồ cấm đường 1 5 kèm thông tin cấm đường ngày 1 5 Quảng Ninh? 1 5 có cấm đường không?
Pháp luật
Lời chúc hay về ngày Quốc tế Lao động bằng tiếng Anh? Lời chúc ngày Quốc tế Lao động, lễ 1 5 ý nghĩa? 1 5 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Pháp luật
Ngày Quốc tế Lao động 1 5 bắt đầu từ năm nào? Quyền, nghĩa vụ của người lao động? Có được nghỉ làm hưởng lương ngày 1 5?
Pháp luật
Một số khẩu hiệu tuyên truyền ngày Quốc tế Lao động 1 5? Quy định về trả lương khi làm thêm giờ 1 5?
Pháp luật
Ngày 1 5 là ngày lễ gì? Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Lao động 1 5? Quốc tế Lao động 1 5 bắt đầu từ năm nào?
Pháp luật
Lời chúc Ngày Quốc tế Lao động 1 5 cho nhân viên công ty hay nhất 2025? Lời chúc 1 5 cho nhân viên, người lao động?
Pháp luật
Labour Day là ngày gì? Lời chúc Labour Day 1 5 hay ý nghĩa? Labour Day có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Pháp luật
Bài phát biểu Kỷ niệm 139 năm ngày Quốc tế Lao động 1 5 dành cho lãnh đạo? Bài phát biểu kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1 5?
Pháp luật
Bài phát biểu ngày quốc tế lao động 1 5 hay nhất? Ngày quốc tế lao động 1 5 có được nghỉ làm không?
Pháp luật
Lời chúc Ngày Quốc tế lao động 1 5 cho đối tác khách hàng hay, ý nghĩa? Ngày Quốc tế lao động 1 5 được thưởng bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Quốc tế lao động
25 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào