Bài phát biểu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam? Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam có phải ngày lễ lớn?
Bài phát biểu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam?
Theo quy định tại Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2008 thì Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam là ngày 19 tháng 4 hằng năm.
Tham khảo Bài phát biểu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam dưới đây:
Kính thưa (đồng chí lãnh đạo, chức vụ); Kính thưa các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào! Hôm nay, trong không khí trang trọng và đầy hứng khởi của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tôi xin gửi lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến tất cả quý vị. Kính thưa các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào! Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg, lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm 04 mục tiêu(*) sau: Một là, Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hai là, Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Ba là Tuyên truyền, vận động làm cho các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiểu về nhau, gần gũi, quý trọng và hòa hợp nhau hơn, tương hỗ cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Bốn là, Góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Việt Nam chúng ta tự hào là quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết, hòa thuận trên mảnh đất hình chữ S. 54 dân tộc anh em với 54 những nét đặc trưng riêng độc đáo, đậm đà bản sắc, thể hiện ở trang phục, tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, âm nhạc, kiến trúc, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng. Ðây chính là sự kết tinh của cả một quá trình lao động, sáng tạo từ bao đời nay để tạo nên một nền văn hóa giàu đẹp, thống nhất trong đa dạng, tạo nên dáng đứng, con người Việt Nam. Kính thưa các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào! Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là cơ hội để tăng cường sự hiểu biết, gắn kết tình đoàn kết giữa 54 dân tộc anh em. Qua những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về bản sắc dân tộc và có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu. Kính thưa (đồng chí lãnh đạo, chức vụ); Kính thưa các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào! Trong thời đại hội nhập và phát triển, chúng ta cần cùng nhau nỗ lực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đây chính là nền tảng vững chắc để đất nước ta phát triển bền vững, hòa nhập nhưng không hòa tan trong dòng chảy văn hóa toàn cầu. Trong niềm phấn khởi và không khí hân hoan của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tôi xin phép được tuyên bố khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Một lần nữa, xin được kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị khách quý cùng toàn thể đồng chí, đồng bào sức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn! |
(*) Điều 2 Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2008
Bài phát biểu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam? Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam có phải ngày lễ lớn? (Hình từ Internet)
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam có phải ngày lễ lớn?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Việc tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Việc tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hàng năm phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 3 Quyết định 1668/QĐ-TTg năm 2008 cụ thể sau đây:
(1) Thiết thực, tiết kiệm, không phô trương lãng phí đồng thời phải phong phú, đa dạng, ấn tượng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, xóa đói, giảm nghèo của vùng miền, địa phương;
(2) Đảm bảo nội dung hoạt động trọng tâm có chương trình mục tiêu cụ thể, kết nối với các hoạt động, chương trình của quốc gia, vùng miền, địa phương;
(3) Các hoạt động, việc làm phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của bà con các dân tộc ở cơ sở, không áp đặt, phải tôn trọng phong tục tập quán của các dân tộc, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;
(4) Ưu tiên các chương trình, hoạt động, việc làm thiết thực với đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, tập trung cho công tác truyền thông.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch đầu tư công được phân loại như thế nào? Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phải bảo đảm gì về mục tiêu đầu tư?
- Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?