Bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách? Mẫu bài tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21 4? Ngày hội đọc sách có phải là lễ lớn?
Bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách? Mẫu bài tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21 4?
Tham khảo Bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách/ Mẫu bài tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21 4
Mẫu 1: mẫu bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách 21 4
BÀI TUYÊN TRUYỀN NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH 21 4 Kính thưa thầy cô và các bạn học sinh thân mến! Hằng năm, vào ngày 21 tháng 4, cả nước ta tưng bừng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò của việc đọc sách trong việc nâng cao tri thức, rèn luyện nhân cách và phát triển xã hội. Sách là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Mỗi trang sách mở ra trước mắt chúng ta một thế giới mới – nơi có lịch sử, văn hóa, khoa học, tình cảm và những giá trị sống sâu sắc. Đọc sách không chỉ giúp ta học tốt hơn, mà còn biết sống đẹp hơn, có lý tưởng, có khát vọng vươn lên. Thế nhưng, trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhiều bạn trẻ đang dần xa rời thói quen đọc sách. Thay vào đó là mạng xã hội, video giải trí, game online... Điều này thật đáng tiếc, bởi nếu không có sách, chúng ta dễ đánh mất chiều sâu của tư duy và cảm xúc. Nhân ngày hội ý nghĩa này, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng và duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày. Hãy dành ít nhất 15–30 phút mỗi ngày để đọc một cuốn sách bạn yêu thích. Chia sẻ sách hay với bạn bè. Tham gia vào các hoạt động đọc sách tại thư viện, câu lạc bộ hoặc trong lớp học. Hãy để việc đọc sách trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bởi như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.” Xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của quý thầy cô và các bạn! |
Mẫu 2: mẫu bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách 21 4 Tải về
Mẫu 3: mẫu bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách 21 4 Tải về
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Bài tuyên truyền Ngày hội đọc sách? Mẫu bài tuyên truyền ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21 4? (hình từ internet)
Ngày hội đọc sách có phải là lễ lớn?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày hội đọc sách không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Việc phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động nào?
Theo Điều 30 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:
Phát triển văn hóa đọc
1. Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
2. Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
b) Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;
c) Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;
d) Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.
Theo đó, Ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Phát triển văn hóa đọc thông qua các hoạt động sau đây:
- Tổ chức hoạt động hình thành thói quen đọc trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước;
- Hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc, khai thác tài nguyên thông tin cho trẻ em tại thư viện cơ sở giáo dục mầm non, thư viện cơ sở giáo dục phổ thông;
- Phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin, mở rộng tri thức cho người sử dụng thư viện;
- Đẩy mạnh liên thông giữa thư viện công cộng với thư viện khác trên địa bàn; truy cập và khai thác thông tin, tri thức từ thư viện số dùng chung thông qua thiết bị điện tử; sử dụng dịch vụ thư viện lưu động và luân chuyển tài nguyên thông tin.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch đầu tư công được phân loại như thế nào? Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phải bảo đảm gì về mục tiêu đầu tư?
- Cục Xuất nhập khẩu thuộc cơ quan nào? Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân không theo Quyết định 523?
- Thế nào là tiền chất? Vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình? Ai có thẩm quyền để xác định tình trạng nghiện ma túy?
- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do ai bầu ra? Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như thế nào?
- Điều dưỡng hạng 2: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ?