Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ ở đâu? Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ ở đâu?
Căn cứ khoản 13 Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 quy định về công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật như sau:
Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
9. Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
12. Bản thảo “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17 tháng 7 năm 1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
13. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ ngày 10 tháng 5 năm 1965 đến ngày 19 tháng 5 năm 1969, hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
14. Tượng Phật Đồng Dương (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
15. Tượng Nữ Thần Devi (Hương Quế) (Văn hóa Chăm Pa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
16. Tượng Thần Vishnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
...
Theo đó, Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (văn bản gốc Bác Hồ viết từ ngày 10 tháng 5 năm 1965 đến ngày 19 tháng 5 năm 1969), hiện lưu giữ tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được lưu giữ ở đâu? (Hình từ Internet)
Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thế nào?
Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
LỜI DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta. Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. ٭ ٭ ٭ Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung-quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “người thọ 70, xưa nay hiếm”. Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa? Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột. ... Xem đầy đủ toàn văn Lời di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây Tải bản gốc di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây tải về |
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5 có phải là lễ lớn không?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5 là ngày lễ lớn của đất nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước là gì? Điều kiện ủy quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước?
- Quá trình sáp nhập tổ chức tín dụng phải đảm bảo điều gì trong việc chuyển nhượng, mua bán tài sản?
- Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với Bộ đội Biên phòng như thế nào? Bộ đội Biên phòng có được hoạt động ngoài biên giới Việt Nam không?
- Học sinh cấp 2 đạt bao nhiêu điểm để được xếp loại học sinh giỏi cuối năm? 07 hành vi mà học sinh cấp 2 không được làm là gì?
- Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Xây dựng và các Cục của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?