Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng gì? Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như thế nào?
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1391/QĐ-KTNN năm 2013, có quy định như sau:
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng là tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1391/QĐ-KTNN năm 2013, có quy định về Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ như sau:
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước để quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
2. Phối hợp với các đơn vị trong ngành xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Kiểm toán Nhà nước và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động đối với các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
4. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, định kỳ với lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước để quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và thực hiện những vấn đề liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
- Phối hợp với các đơn vị trong ngành xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Kiểm toán Nhà nước và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước.
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động đối với các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, định kỳ với lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1391/QĐ-KTNN năm 2013, có quy định về tổ chức Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước như sau:
Tổ chức Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước gồm:
1. Thường trực Ban: Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và Thư ký Thường trực Ban.
2. Các Tiểu ban: Các Ủy viên được phân công theo 03 Tiểu ban thực hiện nhóm mục tiêu kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Kiểm toán Nhà nước.
- Tiểu ban 1: thực hiện nhóm mục tiêu về nguồn nhân lực;
- Tiểu ban 2: thực hiện nhóm mục tiêu về chế độ động viên, đãi ngộ;
- Tiểu ban 3: thực hiện nhóm mục tiêu về tuyên truyền nâng cao nhận thức.
3. Tổ giúp việc của Ban: do Thường trực Ban thành lập.
4. Tại các đơn vị trực thuộc, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đơn vị và báo cáo để Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ra quyết định công nhận. Số lượng thành viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đơn vị có từ 3 đến 5 người phù hợp với quy mô tổ chức của đơn vị, trong đó cơ cấu cố định gồm: 01 Trưởng Ban là lãnh đạo đơn vị; 01 Phó trưởng Ban là lãnh đạo cấp phòng và 01 công chức làm nhiệm vụ Thư ký Ban.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà được tổ chức như sau:
- Thường trực Ban
- Các Tiểu ban
- Tổ giúp việc của Ban
- Tại các đơn vị trực thuộc, Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đơn vị và báo cáo để Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước ra quyết định công nhận.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?