Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
- Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh?
- Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh không?
- Đặc điểm của Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 trong Chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh?
Bảng chữ cái tiếng Anh hay được gọi là English Alphabet là một hệ thống bảng chứ cái cái ký tự Latinh gồm 26 ký tự, được sắp xếp theo thứ tự cụ thể.
Trong bảng chứ cái tiếng Anh gồm có các thành phần sau:
+ 5 nguyên âm: a, e, o, i, u
+ 21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z.
Theo đó, các nguyên âm và phụ âm sẽ được nối ghép với nhau để tạo nên những chữ cái mang nhiều ý nghĩa và những cách phát âm khác nhau.
Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh?
Thông tin mang tính tham khảo!
Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh không?
Căn cứ Mục III Chương trình giáo dục phổ thông Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu cụ thể của Chương trình giáo dục phổ Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 như sau:
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 nhằm giúp học sinh bước đầu có nhận thức đơn giản nhất về tiếng Anh, làm quen, khám phá và trải nghiệm để hình thành kĩ năng tiếng Anh theo các ngữ cảnh phù hợp với năng lực tư duy, cảm xúc và tâm sinh lí của lứa tuổi, giúp các em tự tin khi bước vào học tiếng Anh lớp 3 và hình thành cho các em niềm yêu thích đối với môn học.
2. Mục tiêu cụ thể
Hoàn thành Chương trình này, học sinh có thể:
a) Nghe và nhận biết được tên các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh.
b) Nghe và nhận biết một số âm cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Anh.
c) Nghe hiểu các số đếm trong phạm vi 20.
d) Nghe hiểu được các từ và cụm từ gần gũi với hoạt động của học sinh trong ngữ cảnh.
đ) Nghe hiểu và hồi đáp phi ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp đơn giản, gần gũi với đời sống của học sinh lớp 1 và lớp 2.
e) Nghe hiểu và thực hiện theo các hướng dẫn đơn giản trong lớp học bằng tiếng Anh.
g) Nghe hiểu và có phản hồi bằng tiếng Anh một cách đơn giản trong các tình huống hỏi đáp rất đơn giản, quen thuộc với người học.
h) Trả lời các câu hỏi đơn giản quen thuộc gắn liền với trải nghiệm của học sinh, có thể ở cấp độ từ hoặc câu đơn giản.
i) Bước đầu đưa ra một số chỉ dẫn quen thuộc khi tham gia vào các hoạt động đơn giản trên lớp.
...
Theo đó, học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 cần học bảng chữ cái tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh, cụ thể:
+ Nghe và nhận biết được tên các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh.
+ Nghe và nhận biết một số âm cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Anh.
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không? (Hình từ Internet)
Đặc điểm của Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 trong Chương trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đặc điểm của Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 như sau:
- Chương trình Làm quen Tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được xây dựng để đáp ứng nhu cầu làm quen với tiếng Anh của học sinh lớp 1 và lớp 2 trong bối cảnh môn học Tiếng Anh được đưa vào chương trình học chính thức cho học sinh tiểu học bắt đầu từ lớp 3. Với vai trò là một trong những môn học có tính công cụ ở trường phổ thông, môn học này không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực thẩm mĩ; để sống và làm việc hiệu quả; để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
- Chương trình được xây dựng như một môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 và đảm bảo tính liên thông với chương trình môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Trong quá trình tổ chức thực hiện môn học này với tư cách là môn tự chọn, nhà trường cần xét đến các điều kiện thực hiện phù hợp để Chương trình đạt hiệu quả cao nhất.
- Đặc điểm của học sinh lứa tuổi sáu, bảy là phát triển ngôn ngữ thông qua trải nghiệm thế giới. Học sinh có thiên hướng lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn là lĩnh hội ngôn ngữ một cách có chủ đích. Đồng thời, các em cũng đang trong giai đoạn học đọc và viết tiếng mẹ đẻ. Vì những lí do này, Chương trình ưu tiên phát triển kĩ năng nghe hiểu thông qua những tình huống giao tiếp đơn giản hằng ngày, câu chuyện, bài vè và bài hát. Kĩ năng nói đơn giản có thể được phát triển theo độ sẵn sàng của học sinh.
- Chương trình được thiết kế và phân bổ cho 140 tiết học trong 4 học kì (2 kì của lớp 1 và 2 kì của lớp 2). Nội dung Chương trình và mục tiêu dạy học được lựa chọn và sắp xếp dựa theo mục tiêu năng lực giao tiếp. Việc kiểm tra đánh giá được lồng ghép vào các hoạt động trên lớp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có làm việc vì mục đích lợi nhuận không? Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có tư cách pháp nhân không?
- Bảng chữ cái tiếng Anh là gì? Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh? Học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 có cần học bảng chữ cái tiếng Anh không?
- 5 nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật? Kinh phí cho tổ chức thi hành pháp luật được lấy từ đâu?
- Cục Di sản văn hóa là tổ chức hành chính trực thuộc cơ quan nào? Cục Di sản văn hóa có nhiệm vụ gì trong công tác quản lý di tích?
- Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm trực thuộc cơ quan nào? Phòng chuyên môn nghiệp vụ nào trực thuộc Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm?