Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội? Mức lương thấp nhất của Thẩm phán?
Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội? Mức lương thấp nhất của Thẩm phán?
Hiện nay, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A1 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Lưu ý: Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
Mức lương cơ sở mới nhất là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Như vậy, bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội như sau:
(Đơn vị tính: Việt Nam đồng)
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 8.964.000 |
Căn cứ bảng lương nêu trên thì mức lương thấp nhất của Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội là 4.212.000 đồng/tháng.
Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội? Mức lương thấp nhất của Thẩm phán? (Hình từ Internet)
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội do ai quyết định?
Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội được căn cứ theo khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân
1. Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
2. Số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án và tổng biên chế của Tòa án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
3. Số lượng Thẩm phán, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án quân sự và tổng biên chế của Tòa án quân sự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
a) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác; công chức khác, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân;
b) Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo đó, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác; công chức khác, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân.
Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội cần có đủ tiêu chuẩn gì?
Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội cần có đủ tiêu chuẩn được căn cứ theo Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội cần có đủ tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 5 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định ở Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội thì có thể được bố trí các ngạch Thẩm phán sau:
- Thẩm phán trung cấp;
- Thẩm phán sơ cấp.
Lưu ý: Số lượng Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?