Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự nào? Có được mang bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học vào phòng thi khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT không? Quy định chung về quy trình in sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tốt nghiệp THPT là gì?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự nào?

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là bảng hiển thị các nguyên tố hóa học do nhà hóa học người Nga Dimitri Mendeleev phát minh ra vào năm 1869. Bảng được lập dựa trên các số hiệu nguyên tử, các cấu hình electron và tính chất hóa học của chúng. Dạng tiêu chuẩn của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được xếp thành 18 cột và 7 dòng, và 2 dòng kép nằm riêng ở bên dưới.

- Chương trình giáo dục môn Hóa học yêu cầu học sinh cần có kiến thức sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bao gồm nguyên tắc, trật tự sắp xếp các nguyên tố, cấu tạo của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học,...

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự như sau:

+ Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

+ Các nguyên tố cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp chung thành một hàng.

+ Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp thành 1 cột.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Có được mang Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào phòng thi khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT không?

Theo Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của thí sinh khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:

Trách nhiệm của thí sinh
...
4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
a) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; xuất trình Thẻ Căn cước/CCCD/Hộ chiếu, thẻ dự thi khi có yêu cầu của Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi;
b) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.
Cấm mang vào phòng thi/phòng chờ: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
c) Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang, chất lượng các trang in và mã đề thi ở từng trang bảo đảm thống nhất (đối với các môn trắc nghiệm); nếu phát hiện đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với Giám thị, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;
d) Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho Giám thị khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép Giám thị, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (màu xanh hoặc màu đen);
....

Theo đó, để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ.

Cấm mang vào phòng thi/phòng chờ: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.

Như vậy, thí sinh không được mang bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học vào phòng thi tốt nghiệp THPT.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không? (Hình từ Internet)

Quy định chung về quy trình in sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tốt nghiệp THPT là gì?

Căn cứ Điều 26 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định về quy trình in sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tốt nghiệp THPT như sau:

- Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thời gian in sao đề thi; số lượng đề thi in sao; phương án và thời gian vận chuyển, bàn giao đề thi đến các Điểm thi bảo đảm sát thực tế và an toàn, bảo mật;

- Trưởng ban In sao đề thi kiểm tra bảo đảm có các phương tiện thiết bị phục vụ in sao đề thi như: máy photocopy siêu tốc, máy sắp xếp tài liệu và máy đếm trang (nếu có),… Các máy móc, thiết bị không có và không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng Internet, phải được công an kiểm tra niêm phong các cổng kết nối và lập biên bản kiểm tra, niêm phong. Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao đề thi dù bị hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa ra ngoài khu vực này khi kết thúc buổi thi cuối cùng. Các phòng trong khu vực in sao đề thi không sử dụng phải được niêm phong theo quy định;

- Điện thoại cố định được đặt tại vòng 2 và được công an kiểm soát liên tục 24 giờ/ngày; mọi cuộc liên lạc đều phải ghi âm, bật loa ngoài để nghe công khai, phải ghi nhật ký có chữ ký của người trực tiếp liên lạc và có sự chứng kiến, xác nhận của công an và người làm nhiệm vụ giám sát tại khu vực này.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chuyển động đều là gì? Công thức chuyển động đều? Nhận biết được vận tốc của một chuyển động đều là yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Toán lớp mấy?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu vẽ tranh về mẹ đơn giản, đẹp nhất? Vẽ tranh tặng mẹ đơn giản? Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8 3, 20 10 đơn giản?
Pháp luật
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Thứ tự sắp xếp của bảng tuần hoàn? Được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi tốt nghiệp THPT không?
Pháp luật
Định ngữ là gì? Các loại định ngữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về định ngữ? Phát triển giáo dục phải gắn với gì?
Pháp luật
25 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 về Cách mạng tháng Tám năm 1945? Mục đích đánh giá kết quả môn Lịch sử?
Pháp luật
Môn toán học: Công thức tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông lớp 9? 04 quan điểm xây dựng chương trình toán học?
Pháp luật
Thao tác lập luận bình luận là gì? Ví dụ về thao tác lập luận bình luận? Yêu cầu cần đạt môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông?
Pháp luật
Thành phần phụ chú là gì? Tác dụng của thành phần phụ chú? Ví dụ về thành phần phụ chú? Phương pháp giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu gì?
Pháp luật
Top 03 Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường? Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Phép nối là gì? Ví dụ về phép nối? Tác dụng của phép nối? Các phép nối? Sách giáo khoa trong chuơng trình giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
20 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào