Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh là gì? Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công có nội dung thế nào?
Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 85/2025/NĐ-CP có định nghĩa về báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư là tài liệu trình bày các nội dung điều chỉnh của báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh là tài liệu trình bày các nội dung điều chỉnh của báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh là tài liệu trình bày các nội dung điều chỉnh của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
4. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý là việc phân bổ vốn đầu tư công để bù đắp chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động cho vay các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh được hiểu là tài liệu trình bày các nội dung điều chỉnh của báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh là gì? Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công có nội dung thế nào? (Hình từ Internet)
Giao cơ quan chuyên môn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 85/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, B, C
1. Chủ chương trình, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm:
a) Tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, dự án đầu tư công đến thời điểm đề xuất điều chỉnh; báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án đầu tư công đến cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b) Giao cơ quan chuyên môn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công. Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công phải nêu rõ những lý do điều chỉnh, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư công;
c) Tổ chức thẩm định nội bộ việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công;
d) Hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án.
2. Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định điều chỉnh chương trình:
a) Trình tự thẩm định, quyết định điều chỉnh chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Đầu tư công;
b) Trình tự thẩm định, quyết định điều chỉnh chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Đầu tư công;
c) Trình tự thẩm định, quyết định điều chỉnh chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Đầu tư công.
...
Như vậy, chủ chương trình, chủ dự án đầu tư công nhóm A, B, C sẽ có trách nhiệm giao cơ quan chuyên môn chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công theo quy định.
Ngoài ra, chủ chương trình, chủ dự án đầu tư công nhóm A, B, C còn phải thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công phải nêu rõ những lý do điều chỉnh, đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư công 2024.
Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công có nội dung thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư công 2024 có quy đinh như sau:
Theo đó, báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Sự cần thiết đầu tư;
(2) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
(3) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
(4) Phạm vi của chương trình;
(5) Các dự án thành phần (nếu có) đối với chương trình mục tiêu quốc gia; danh mục dự án thành phần đối với chương trình đầu tư công khác (nếu có);
(6) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
(7) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
(8) Giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình; khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
(9) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
(10) Tổ chức thực hiện chương trình;
(11) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị luận xã hội bàn về nghị lực vượt qua khó khăn? Lập dàn ý? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn là gì?
- Danh sách bí thư xã, phường mới sau sáp nhập 2025 tại Hà Nội được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như thế nào?
- Lịch cấm đường Hải Phòng ngày 13 5? Kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng 13 5 diễn ra như thế nào?
- Link thi Tìm hiểu pháp luật về Trật tự an toàn giao thông đường bộ tỉnh Quảng Ngãi 2025? Hướng dẫn các bước dự thi?
- Chính sách nhà ở công vụ sau sắp xếp đơn vị hành chính được thực hiện ra sao theo hướng dẫn tại Công văn 3089?