Báo Sức khỏe và Đời sống là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng thuộc Bộ Y tế đúng không?
- Báo Sức khỏe và Đời sống là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng thuộc Bộ Y tế đúng không?
- Bộ Y tế có phải hướng dẫn về định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành y tế không?
- Nghị định 42 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có hiệu lực khi nào?
Báo Sức khỏe và Đời sống là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng thuộc Bộ Y tế đúng không?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
17. Cục Bảo trợ xã hội.
18. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
19. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
20. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 17 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 18 đến khoản 20 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Y tế theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế.
Theo đó, Báo Sức khỏe và Đời sống được xem là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Y tế theo quy định. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Y tế.
Báo Sức khỏe và Đời sống là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng thuộc Bộ Y tế đúng không? (Hình từ Internet)
Bộ Y tế có phải hướng dẫn về định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành y tế không?
Căn cứ theo điểm b khoản 15 Điều 2 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
15. Về quản lý viên chức ngành y, dược, dân số, công tác xã hội:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cụ thể về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
b) Hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số, công tác xã hội; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành y tế;
c) Xây dựng, ban hành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số, công tác xã hội lên hạng II, hạng I theo quy định của pháp luật; tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số, công tác xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động trong ngành y tế;
đ) Quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y, dược, dân số, công tác xã hội theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành y, dược, dân số, công tác xã hội và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
16. Về đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe và hướng dẫn tổ chức thực hiện;
...
Như vậy, Bộ Y tế là cơ quan có nhiệm vụ hướng dẫn về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số, công tác xã hội theo quy định.
Nghị định 42 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 42/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Nghị định 42/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Lưu ý: Tại Nghị định 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 42/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?
- Bài thơ về chú cảnh sát giao thông? Tổng hợp các bài thơ về chú cảnh sát giao thông hay nhất? Cảnh sát giao thông có những nhiệm vụ gì khi thực hiện tuần tra?
- Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được xác định theo nguyên tắc nào?
- Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi di chuyển tập thể dân cư thế nào? Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn những người nào?