Bệnh COVID 19 do vi rút nào gây ra? COVID 19 lây qua đường nào? Biểu hiện của người nhiễm COVID 19?

Bệnh COVID 19 do vi rút nào gây ra? Bệnh COVID 19 lây qua đường nào? Thời gian ủ bệnh COVID 19 là bao lâu? Biểu hiện của người nhiễm bệnh COVID 19 theo HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023?

Bệnh COVID 19 do vi rút nào gây ra?

Căn cứ vào Mục I HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ bệnh COVID-19 do vi rút nào gây ra như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Bệnh COVID-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Vi rút gây bệnh thường xuyên biến đổi tạo nên các biến thể mới với khả năng lây lan nhanh. Kết quả giám sát cho thấy phần lớn các biến thể lưu hành phổ biến trên thế giới đều có ghi nhận tại Việt Nam. Vi rút SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam đều thuộc biến thể Omicron.
...

Theo đó, bệnh COVID 19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút SARS-CoV-2 gây ra.

Vi rút gây bệnh thường xuyên biến đổi tạo nên các biến thể mới với khả năng lây lan nhanh. Vi rút SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam đều thuộc biến thể Omicron.

Bệnh COVID-19 do vi rút nào gây ra? COVID-19 lây qua đường nào? Biểu hiện của người nhiễm COVID-19?

Bệnh COVID 19 do vi rút nào gây ra? COVID 19 lây qua đường nào? Biểu hiện của người nhiễm COVID 19? (Hình từ Internet)

Bệnh COVID 19 lây qua đường nào? Thời gian ủ bệnh COVID 19 là bao lâu?

Căn cứ vào Mục I HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 nêu rõ về đường lây lan của bênh COVID-19 và thời gian ủ bệnh COVID-19 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
...
SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua bàn tay tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua hạt khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị. Thời gian ủ bệnh trung bình hiện nay khoảng 4 ngày. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút và lây cho người khác từ 2 ngày trước khi khởi phát cho tới 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Người không triệu chứng vẫn có thể đào thải vi rút và lây nhiễm cho người khác.
...

Theo đó, Bệnh COVID 19 lây trực tiếp qua đường hô hấp từ người sang người (chủ yếu là qua giọt bắn) và qua bàn tay tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh COVID 19 cũng có khả năng lây truyền qua hạt khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị.

Lưu ý: Thời gian ủ bệnh trung bình hiện nay khoảng 4 ngày. Người bệnh COVID 19 có thể phát tán vi rút và lây cho người khác từ 2 ngày trước khi khởi phát cho tới 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Người không triệu chứng vẫn có thể đào thải vi rút và lây nhiễm cho người khác.

Biểu hiện của người nhiễm bệnh COVID 19?

Căn cứ vào Mục I HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 nêu rõ biểu hiện của người nhiễm bệnh COVID 19 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
...
Người nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hoặc có biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai. Hiện bệnh đã có vắc xin dự phòng và có thuốc kháng vi rút để điều trị.
Ngày 05 tháng 5 năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên khuyến cáo các nước vẫn cần triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống, chuyển từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Hướng dẫn này được xây dựng, cập nhật và điều chỉnh qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Theo đó, người nhiễm bệnh COVID 19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hoặc có biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong.

Nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai.

Lưu ý: Hiện bệnh đã có vắc xin dự phòng và có thuốc kháng vi rút để điều trị.

Vào ngày 05 tháng 05 năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên khuyến cáo các nước vẫn cần triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống, chuyển từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Phòng chống dịch COVID
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai dễ mắc bệnh nặng khi nhiễm bệnh COVID 19? Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm?
Pháp luật
Hướng dẫn cách ly tại nhà khi mắc COVID 19? Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm?
Pháp luật
Các biện pháp phòng bệnh COVID 19 là gì? Các biện pháp chống dịch COVID 19 theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bệnh COVID 19 do vi rút nào gây ra? COVID 19 lây qua đường nào? Biểu hiện của người nhiễm COVID 19?
Pháp luật
Giãn cách xã hội là gì? Cách ly xã hội là gì? Thời gian ủ bệnh của COVID-19 là bao lâu? Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 kết thúc ngày nào?
Pháp luật
Hiện nay, Mắc COVID 19 có bị đưa đi cách ly không? COVID 19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B từ năm nào?
Pháp luật
Toàn văn Công văn 708/KCB-NV năm 2025 về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID 19 ra sao?
Pháp luật
Tiêu chí xác định độ nguy hiểm dịch Covid 19 trở lại là gì? Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành khi dịch Covid 19 trở lại ra sao?
Pháp luật
Triển khai Chương trình phòng chống dịch COVID-19? Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống dịch COVID
5 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào