Bệnh than là gì? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than thế nào?

Bệnh than là gì? Bệnh than có biểu hiện như thế nào? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Theo Quyết định 5703/QĐ-BYT năm 2017 thì các biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than như thế nào?

Bệnh than là gì? Bệnh than có biểu hiện thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Phần I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh than trên người được ban hành kèm theo Quyết định 5703/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH THAN
Bệnh than (Anthrax) ở người là bệnh lây truyền từ động vật do trực khuẩn than Bacillus anthrasis (B. anthrasis). Bệnh thường xuất hiện ở động vật ăn cỏ và lây truyền sang người có thể thành dịch với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh biểu hiện gồm 3 thể chính tùy thuộc vào đường lây truyền: thể da (95%), thể phổi và thể tiêu hóa (thể dạ dày - ruột và thể hầu họng), ngoài ra có thể màng não.
Bệnh than là bệnh lưu hành địa phương ở các nước nông nghiệp thuộc Nam và Trung Mỹ, Nam và Đông Âu, Châu Á, Châu Phi do dịch bệnh than trên động vật thường xuyên xảy ra. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác tại một số tỉnh miền Trung. Bệnh xuất hiện tản phát hoặc thành những vụ dịch nhỏ. Hàng năm ghi nhận trung bình khoảng 20 - 80 trường hợp. Nguồn lây bệnh chủ yếu từ trâu, bò, ngựa bị mắc bệnh rồi lây sang người qua việc giết mổ và ăn thịt gia súc bị mắc bệnh hoặc vi khuẩn than từ động vật mắc bệnh gây ô nhiễm đất, nước từ đó lây sang người tiếp xúc. Thông thường các vụ dịch than ở người được ghi nhận, báo cáo sau các vụ dịch xảy ra trên gia súc.
...

Theo đó, bệnh than (Anthrax) ở người là bệnh lây truyền từ động vật do trực khuẩn than Bacillus anthrasis (B. anthrasis).

Bệnh than thường xuất hiện ở động vật ăn cỏ và lây truyền sang người có thể thành dịch với tỷ lệ tử vong cao.

Bên cạnh đó, bệnh than biểu hiện gồm 3 thể chính tùy thuộc vào đường lây truyền: thể da (95%), thể phổithể tiêu hóa (thể dạ dày - ruột và thể hầu họng), ngoài ra có thể màng não.

Bệnh than là gì? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than thế nào?

Bệnh than là gì? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than như thế nào? (Hình từ Internet)

Bệnh than lây truyền qua những đường nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 3 Phần I Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh than trên người được ban hành kèm theo Quyết định 5703/QĐ-BYT năm 2017 quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH THAN
...
2. Ổ chứa, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền
Ổ chứa là động vật: thường là động vật ăn cỏ bao gồm vật nuôi (trâu, bò, cừu, ngựa, dê, chó, mèo...) và động vật hoang dã.
Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào từng thể bệnh lâm sàng, có thể từ vài giờ đến 43 ngày (thể phổi), đa số các trường hợp xuất hiện triệu chứng trong vòng 48 giờ sau khi phơi nhiễm. Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 ngày.
Thời kỳ lây truyền: sự lây truyền của bệnh than từ người sang người là rất hiếm xảy ra. Nha bào than tồn tại rất lâu trong đất, sản phẩm da, lông, xương của động vật bị nhiễm bệnh và có thể lây sang người sau nhiều năm.
3. Đường lây truyền
3.1. Qua đường da: do da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất thải, các mô, lông, da, xương của động vật mắc bệnh than hoặc tiếp xúc với các sản phẩm làm từ những nguyên liệu của động vật bị nhiễm bệnh như mặt trống, bàn chải, áo da. Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc với đất bị nhiễm nha bào than trong quá trình giết mổ hoặc sử dụng phân bón chế biến từ xương động vật bị mắc bệnh.
3.2. Qua đường hô hấp: do hít phải nha bào vi khuẩn, thường gặp trong công nghiệp chế biến da, len, xương hoặc trực tiếp tiếp xúc với động vật mắc bệnh than.
3.3. Qua đường tiêu hóa: do ăn phải thực phẩm bị nhiễm trực khuẩn than.
4. Tính cảm nhiễm
Mọi người đều có thể cảm nhiễm với trực khuẩn than; những người thường xuyên tiếp xúc với động vật ăn cỏ hay các sản phẩm làm từ các động vật này có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Miễn dịch sau mắc bệnh thường bền vững, tuy nhiên cũng có trường hợp mắc lại nhưng rất hiếm.

Như vậy, người mắc bệnh than có thể bị lây truyền qua những đường sau đây:

(1) Qua đường da: do da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất thải, các mô, lông, da, xương của động vật mắc bệnh than hoặc tiếp xúc với các sản phẩm làm từ những nguyên liệu của động vật bị nhiễm bệnh như mặt trống, bàn chải, áo da. Bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc với đất bị nhiễm nha bào than trong quá trình giết mổ hoặc sử dụng phân bón chế biến từ xương động vật bị mắc bệnh.

(2) Qua đường hô hấp: do hít phải nha bào vi khuẩn, thường gặp trong công nghiệp chế biến da, len, xương hoặc trực tiếp tiếp xúc với động vật mắc bệnh than.

(3) Qua đường tiêu hóa: do ăn phải thực phẩm bị nhiễm trực khuẩn than.

Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần III Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh than trên người được ban hành kèm theo Quyết định 5703/QĐ-BYT năm 2017 quy định về biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than như sau:

Theo đó, các biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than được pháp luật quy định như sau:

- Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh than, các biện pháp phòng, chống bệnh than, nhất là ở những nơi có bệnh lưu hành địa phương, nơi có ổ dịch tiềm tàng, nơi có nguy cơ nhiễm nha bào than trong nông nghiệp cũng như công nghiệp để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.

Tuyên truyền người dân không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán, vận chuyển sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Trong những ngành công nghiệp có nguy cơ lây bệnh than, đặc biệt ở những nơi chế biến nguyên liệu động vật thô (lông, da, các sản phẩm của xương, sừng, lông...), cần có hệ thống thông gió, xử lý bụi tốt. Phải sử dụng quần áo bảo hộ lao động. Duy trì kiểm tra sức khỏe thường kỳ cho công nhân với sự chăm sóc y tế kịp thời đối với những vết xước da dễ bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, công tác phòng và chống dịch than cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thú y và y tế.

Lưu ý: Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh than.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh than là gì? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than thế nào?
Pháp luật
Quyết định 1330/QĐ-BYT 2025 công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực khám chữa bệnh ra sao?
Pháp luật
Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?
Pháp luật
Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
Pháp luật
Ngày Sức khỏe Thế giới là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Sức khỏe Thế giới? Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay?
Pháp luật
Liệt dây thần kinh số 7 là gì? Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao? Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Pháp luật
Hội chứng Peter Pan là gì? Hội chứng Peter Pan có dấu hiệu ra sao? Hội chứng không chịu lớn Peter Pan nguyên nhân?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất đối với bệnh viện theo Thông tư 35? Bao lâu thực hiện đánh giá cơ sở vật chất đối với bệnh viện?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động khám chữa bệnh ở địa bàn có điều kiện tế xã hội khó khăn có được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Bác sĩ của bệnh viện công lập có được đăng ký khám chữa bệnh ngoài giờ tại phòng khám tư không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
17 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào