Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP về biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu như sau:
Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
1. Cơ quan kiểm tra: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Biện pháp kiểm tra được quy định như sau:
a) Đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm ghi biện pháp kiểm tra vào Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với thức ăn chăn nuôi truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thuộc trường hợp này;
b) Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
c) Đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn đã được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của nước xuất khẩu đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này được thừa nhận kết quả thử nghiệm của chỉ tiêu đó khi kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
...
Theo đó, biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu như sau:
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; hoặc
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký; hoặc
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống trong quá trình lưu thông trên thị trường bị phát hiện không bảo đảm chất lượng, gây mất an toàn cho con người, vật nuôi, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hoặc hoạt động sản xuất thì kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu bao gồm những gì?
Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:
- Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
- Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
- Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Trường hợp nào được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu?
Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu được quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 13/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 9 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP, gồm trường hợp sau:
- Thức ăn chăn nuôi tạm nhập tái xuất, tái nhập khẩu để tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
- Thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài gửi kho ngoại quan;
- Thức ăn chăn nuôi để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, quảng cáo;
- Thức ăn chăn nuôi làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm;
- Thức ăn chăn nuôi làm mẫu để thử nghiệm phục vụ khảo nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
- Thức ăn chăn nuôi phục vụ nghiên cứu khoa học;
- Thức ăn chăn nuôi của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
- Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách các điểm tiếp nhận hồ sơ thí sinh tự do tại Hà Nội thi tốt nghiệp THPT 2025? Thí sinh tự do đăng ký thi THPT 2025 ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa tại Hà Nội kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của các Ngân hàng năm 2025 cập nhật mới nhất? Tổng hợp lịch nghỉ 30/4 và 01/5 năm 2025 Ngân hàng?
- Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định nào?
- Tăng lương hưu từ 1/7/2025 với đối tượng nào? Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu đúng không?