Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm xem xét khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được?
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định rằng:
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được bao gồm:
- Quốc hội
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội
- Chính phủ
Các nguyên tắc cơ bản và chính sách nhà nước về bình đẳng giới bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Bình Đẳng giới 2006 và Điều 7 Luật Bình Đẳng giới 2006 có quy định về các nguyên tắc cơ bản và chính sách nhà nước về bình đẳng giới bao gồm những nội dung như sau:
Đối với Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới:
(1) Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
(2) Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
(3) Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
(4) Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
(5) Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
(6) Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Đối với Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới:
(7) Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
(8) Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
(9) Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
(10) Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
(11) Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giá vé tàu Hoa Phượng Đỏ dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025)?
- Lịch cúp điện Tây Ninh ngày 9 và 10 tháng 5 2025? Lịch cúp điện Tây Ninh ngày 9 và 10 tháng 5 năm 2025 chi tiết ra sao?
- Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam là ngày bao nhiêu? Ngày 18 5 có phải ngày Khoa học Công nghệ không? Ngày 18 5 là ngày mấy âm lịch?
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 mới nhất theo Thông báo 6150 đối với công chức, viên chức? Có đóng BHXH tháng đó không?
- Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia? Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm?