Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ biệt ngữ xã hội? Chức năng của biệt ngữ xã hội? Cấp học nào được học về biệt ngữ xã hội?
Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ biệt ngữ xã hội? Chức năng của biệt ngữ xã hội?
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ, cách nói chỉ được dùng trong một nhóm xã hội nhất định (theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích...), không phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội.
Ví dụ biệt ngữ xã hội?
Biệt ngữ xã hội | Từ ngữ toàn dân |
ngỗng | không điểm |
Tạch | Thi trượt, thất bại |
Quẩy | Vui chơi hết mình |
Sốc phản vệ | Phản ứng dị ứng nghiêm trọng |
Nội khoa | Điều trị không phẫu thuật |
Chức năng của biệt ngữ xã hội?
Biện ngữ xã hội có một số chức năng dưới đây:
- Tạo sự gắn kết trong nhóm. Biệt ngữ xã hội giúp các thành viên trong cùng một nhóm (nghề nghiệp, sở thích, lứa tuổi...) hiểu nhau dễ hơn, tạo cảm giác thân thuộc và gần gũi.
- Mỗi nhóm người có những từ ngữ riêng thể hiện văn hóa, phong cách, tư duy của nhóm đó.
- Khi giao tiếp trong nội bộ, dùng biệt ngữ sẽ ngắn gọn, nhanh chóng và dễ hiểu hơn.
- Một số biệt ngữ giúp tránh người ngoài hiểu nội dung, tạo tính riêng tư hoặc bảo mật.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Biệt ngữ xã hội là gì? Ví dụ biệt ngữ xã hội? Chức năng của biệt ngữ xã hội? Cấp học nào được học về biệt ngữ xã hội? (Hình từ Internet)
Cấp học nào được học về biệt ngữ xã hội?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
1.2. Kiến thức
a) Tiếng Việt
- Các mạch kiến thức tiếng Việt
+ Ngữ âm và chữ viết: âm, chữ, dấu thanh, quy tắc chính tả (chỉ học ở cấp tiểu học).
+ Từ vựng: mở rộng vốn từ, nghĩa của từ ngữ và cách dùng, cấu tạo từ, quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ.
+ Ngữ pháp: dấu câu, từ loại, cấu trúc ngữ đoạn và cấu trúc câu, các kiểu câu và cách dùng.
+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bản và các kiểu văn bản, một số vấn đề về phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng.
+ Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ: từ mượn, từ ngữ mới và nghĩa mới của từ ngữ, chữ viết tiếng Việt, các biến thể ngôn ngữ phân biệt theo phạm vi địa phương, xã hội, chức năng, trong đó có văn bản đa phương thức (ngôn ngữ trong sự kết hợp với hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...) như là một biến thể của giao tiếp ngôn ngữ.
- Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở từng cấp học
+ Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.
+ Cấp trung học cơ sở: những hiểu biết cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ (từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội; ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ) giúp học sinh có khả năng hiểu các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.
+ Cấp trung học phổ thông: Một số hiểu biết nâng cao về tiếng Việt giúp học sinh hiểu, phân tích và bước đầu biết đánh giá các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan, chú trọng những cách diễn đạt sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ trong các báo cáo nghiên cứu và trong giao tiếp.
...
Như vậy, cấp trung học cơ sở được học về biệt ngữ xã hội giúp học sinh có khả năng hiểu các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong mấy năm theo Luật Giáo dục?
Theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
...
Như vậy, giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín.
Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở, công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về thông báo sửa chữa cải tạo nhà ở?
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
- Nhặt được Drone bị rơi đem đi bán có thể bị khởi tố hình sự không? Nên làm gì khi nhặt được drone bị rơi?
- Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi cấp 2? Cách tính điểm trung bình môn học sinh cấp 2?