Block của tòa nhà chung cư được hiểu thế nào? Chung cư có nhiều block thì bắt buộc mỗi block phải có thành viên Ban quản trị?

Block của chung cư được hiểu như thế nào? Chung cư có nhiều block thì có bắt buộc mỗi block phải có thành viên Ban quản trị không? Ban quản trị nhà chung cư có những quyền nào theo quy định của pháp luật?

Block của chung cư được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BXD có quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc nhiều khối nhà có chung kết cấu xây dựng hoặc chung hệ thống kỹ thuật công trình được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy ta có thể hiểu Block của tòa nhà chung cư là một khối nhà độc lập hoặc nhiều khối nhà có chung kết cấu xây dựng hoặc chung hệ thống kỹ thuật công trình được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Block của tòa nhà chung cư được hiểu như thế nào?

Block của tòa nhà chung cư được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)

Chung cư có nhiều block thì có bắt buộc mỗi block phải có thành viên Ban quản trị không? Thành phần ban quản trị của tòa nhà chung cư được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định rằng:

Số lượng, thành phần Ban quản trị
1. Số lượng thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà (block) độc lập thì có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà (block) quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy chế này thì mỗi khối nhà (block) có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị;
b) Đối với một cụm nhà chung cư thì có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị.
2. Thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác đang sinh sống trong nhà chung cư đó do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện do chủ đầu tư cử có thể được Hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị; nếu không được bầu làm Trưởng ban thì được cử làm Phó ban quản trị mà không phải bầu thành viên này; trường hợp chủ đầu tư không cử đại diện tham gia Ban quản trị thì Hội nghị nhà chung cư bầu một trong các chủ sở hữu của toà nhà chung cư để làm Phó ban quản trị thay thế cho Phó ban quản trị của chủ đầu tư.
b) Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.
Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được Hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư.
3. Thành phần Ban quản trị tòa nhà, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị tòa nhà, cụm nhà chung cư quyết định.

Theo quy định trên, đối với tòa nhà chung cư có nhiều block thì quy định mỗi khối nhà có tối thiểu là 01 thành viên thuộc Ban quản trị.

Ngoài ra thành phần của Ban quản trị tòa nhà được quy định như sau:

- Đối với tòa nhà có nhiều chủ sở hữu thì:

+ Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

+ Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện do chủ đầu tư cử có thể được Hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị.

+ Nếu không được bầu làm Trưởng ban thì được cử làm Phó ban quản trị mà không phải bầu thành viên này;

+ Trường hợp chủ đầu tư không cử đại diện tham gia Ban quản trị thì Hội nghị nhà chung cư bầu một trong các chủ sở hữu của toà nhà chung cư để làm Phó ban quản trị thay thế cho Phó ban quản trị của chủ đầu tư.

- Đối với thành phần Ban quản trị tòa nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do Hội nghị tòa nhà chung cư quyết định.

Ban quản trị nhà chung cư có những quyền nào?

Căn cứ theo Điều 147 Luật Nhà ở 2023 có quy định về quyền của Ban quản trị tòa nhà chung cư như sau:

Quyền của Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và có văn bản đề nghị bàn giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
d) Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;
e) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao hồ sơ nhà chung cư; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư;
g) Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.
2. Đối với trường hợp nhà chung cư thuộc tài sản công thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại điểm d và điểm g khoản 1 Điều này. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu khác thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều này.

Như vậy quyền của ban quản trị tòa nhà chung cư được quy định như sau:

- Đối với tòa nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền sau đây:

+ Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và có văn bản đề nghị bàn giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì;

+ Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

+ Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

+ Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;

+ Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao hồ sơ nhà chung cư; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư;

+ Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.

- Đối với tòa nhà chung cư thuộc tài sản công thì ban quản trị có các quyền sau đây:

+ Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

+ Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.

- Đối với tòa nhà chung cư có một chủ sở hữu thì ban quản trị có các quyền sau đây:

+ Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;

+ Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.

>> Tòa nhà chung cư là gì? Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư bao gồm những phần nào theo Thông tư 05?

>> Quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư gồm những nội dung nào?

Nhà chung cư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà chung cư
Ban quản trị nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Block của tòa nhà chung cư được hiểu thế nào? Chung cư có nhiều block thì bắt buộc mỗi block phải có thành viên Ban quản trị?
Pháp luật
Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư theo quy định mới nhất năm 2025?
Pháp luật
Ban Quản trị chung cư có phải kê khai và nộp thuế GTGT và thuế TNDN không? Nếu có thì tính theo tỷ lệ nào?
Pháp luật
Màu phong thủy cho người mệnh Kim? Hướng dẫn trang trí nhà ở hợp phong thủy cho người mệnh Kim?
Pháp luật
Người mệnh Mộc hợp màu nào, kỵ màu nào? Nhà hướng nào là tốt? Hợp với trang trí nhà cửa thế nào?
Pháp luật
Những hạng mục nào được sử dụng quỹ bảo trì của chung cư? Việc bảo trì nhà chung cư thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Cửa thoát nạn trong tòa nhà chung cư phải đảm bảo kích thước tối thiểu là bao nhiêu thì phù hợp?
Pháp luật
Đường thoát nạn trong tòa nhà chung cư phải đạt kích thước từ bao nhiêu mới đúng quy định pháp luật?
Pháp luật
Nhà chung cư không có đủ chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu căn hộ thì chủ đầu tư giải quyết như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhà chung cư bị dột, trách nhiệm thuộc về ai? Nội dung bảo hành nhà chung cư bao gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà chung cư
46 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào