Bộ câu hỏi rung chuông vàng 30 4 mới nhất? Người lao động đi làm vào ngày 30 4 được hưởng lương như thế nào?
Bộ câu hỏi rung chuông vàng 30 4 mới nhất? Tải về bộ câu hỏi rung chuông vàng 30 4 mới nhất?
Tham khảo Bộ câu hỏi rung chuông vàng 30 4 mới nhất dưới đây:
Phần 1: Khởi động (Nhận biết cơ bản) Câu 1: Trong kế hoạch giải phóng miền Nam, phương chấm đánh mà Bộ Chính trị đề ra là gì? => Đáp án: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” Câu 2: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào? => Đáp án: 14/4/1975 Câu 3: Vị tổng thống đã đầu hàng vô điều kiện khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập là ai? => Đáp án: Dương Văn Minh Câu 4: Trận “Điện Biên Phủ trên không” – đòn quyết định đập tan “Uy thế không lực Hoa Kỳ” trên bầu trời Hà Nội, quân đội và nhân dân ta đã tiêu diệt hết bao nhiêu chiếc máy bay phe địch? => Đáp án: 81 chiếc Câu 5: Sự kiện nào diễ ra lúc 10h45p, ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? => Đáp án: Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập >> Tải về để xem thêm Bộ câu hỏi rung chuông vàng 30 4 mới nhất |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bộ câu hỏi rung chuông vàng 30 4 mới nhất? Người lao động đi làm vào ngày 30 4 được hưởng lương như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động đi làm vào ngày 30 4 được hưởng lương như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 về tiền lương làm thêm giờ làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, trường hợp người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo đó, người lao động đi làm vào ngày 30 4 được hưởng lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư có quyền và trách nhiệm gì theo Nghị định 182? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- Biển báo cấm đậu xe là gì? Xe ô tô đậu xe tại nơi có biển báo cấm đậu xe bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Bổ sung 1 chứng chỉ ngoại ngữ xét miễn thi tiếng anh tốt nghiệp THPT? Trừ bao nhiêu điểm đối với thí sinh bị cảnh cáo?
- Hai xe đi ngược chiều nhường đường khi tránh nhau như thế nào là đúng quy tắc giao thông hiện nay?
- Quyết định 821/QĐ-BNNMT 2025 TTHC lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước BNNMT?