Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực nào theo Nghị định 41?
Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực nào theo Nghị định 41?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 41/2025/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Theo đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực như sau:
+ Công tác dân tộc;
+ Tín ngưỡng, tôn giáo;
+ Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực nào theo Nghị định 41? (Hình từ Internet)
Bộ Dân tộc và Tôn giáo có nhiệm vụ gì trong việc quản lý công tác dân tộc?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 41/2025/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Theo đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo có nhiệm vụ trong việc quản lý công tác dân tộc như sau:
(1) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu; các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách, dự án hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; các chính sách, dự án bảo tồn và phát triển đối với các nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;
(2) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; chính sách để đồng bào dân tộc thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa của dân tộc mình; chính sách đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng công tác giáo dục, đào tạo cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
(3) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, danh mục phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tiêu chí xác định các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;
(4) Phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và các nguồn lực khác cho các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đề xuất và tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, chính sách liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật;
(5) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các sự kiện khác liên quan đến công tác dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam;
(6) Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với các trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác khi được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật;
(7) Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc.
Học viện Dân tộc có phải là đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Dân tộc và Tôn giáo không?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 41/2025/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
9. Vụ Chính sách.
10. Trung tâm Chuyển đổi số.
11. Học viện Dân tộc.
12. Báo Dân tộc và Phát triển.
13. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 9 là các đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 10 đến khoản 13 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ là tổ chức cấp cục, cơ cấu tổ chức gồm 07 đơn vị cấp phòng; Văn phòng bộ, Thanh tra bộ có đơn vị cấp phòng theo quy định.
Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo có 02 bộ phận đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk và thành phố Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.
Tho đó, Học viên Dân tộc là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp rút kinh nghiệm Tổ Giám sát Chi bộ? Tải về Mẫu Biên bản họp rút kinh nghiệm Tổ Giám sát Chi bộ?
- Mẫu Tờ trình thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Thời điểm xét hưởng chính sách?
- Lịch bắn pháo hoa Công viên bờ sông Sài Gòn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất Nước 30 4?
- 8 chức danh lãnh đạo xã sau sáp nhập dự kiến nêu tại Công văn 03? Chi tiết điều chỉnh chức danh lãnh đạo xã sau sáp nhập?
- Danh sách 25 Đội Thuế cấp huyện thuộc Chi cục Thuế khu vực 1 tại Hà nội? Vị trí và chức năng của Đội Thuế?