Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục? Nghị định 37 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ khi nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 37/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; phát triển kỹ năng nghề; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo được xem là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; phát triển kỹ năng nghề; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo? (Hình từ Internet)

Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 37/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về thi, kiểm tra, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ:
a) Trình Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành, nghề đào tạo chuyên sâu đặc thù;
b) Quy định việc thi, kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam; việc công nhận các chứng chỉ được sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
7. Về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
a) Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục công lập theo quy định;
b) Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục;
c) Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;
d) Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo và cơ sở giáo dục;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
e) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
g) Tổ chức hoặc phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục theo quy định, thẩm quyền được giao.
8. Về quản lý và hỗ trợ người học:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách đối với người học; xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tín dụng ưu đãi cho người học;
b) Quy định hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học;
c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong nhà trường. Quy định về giáo dục dinh dưỡng học đường, tổ chức bữa ăn bán trú trong trường học; hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích người học;
d) Quy định, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động, giải thi đấu thể thao, phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nhà trường.
...

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 37/2025/NĐ-CP thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhiệm vụ, cụ thể sau đây:

- Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục công lập theo quy định;

- Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục;

- Ban hành chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục;

- Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo và cơ sở giáo dục;

- Trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách đối với nhà giáo; quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

- Tổ chức hoặc phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục theo quy định, thẩm quyền được giao.

Nghị định 37 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 37/2025/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, Nghị định 37/2025/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gì? Quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với nhà giáo?
Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc quản lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu?
Pháp luật
Điểm mới Nghị định 37 2025 về cơ cấu tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo? Nghị định 37 2025 về Bộ Giáo dục pdf?
Pháp luật
Nghị định 37/2025/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Pháp luật
Từ 5/1/2025, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư 15 được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 05/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo dữ liệu tiềm lực khoa học và công nghệ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư 15 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ từ ngày 5/1/2025 gồm những gì?
Pháp luật
Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Quản lý, sử dụng mạng máy tính đối với các Hệ thống thông tin của Bộ giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Giáo dục và Đào tạo
18 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào