Bộ Khoa học và Công nghệ: Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công Nghệ về giao dịch điện tử được quy định thế nào?
Bộ Khoa học và Công nghệ: Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công Nghệ về giao dịch điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 21 Điều 2 Nghị định 55/2025/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công Nghệ về giao dịch điện tử như sau:
(1) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án phát triển giao dịch điện tử; văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử; yêu cầu kỹ thuật, kiểm toán kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong giao dịch điện tử;
(2) Quản lý công tác báo cáo, đo lường, thống kê hoạt động giao dịch điện tử; quản lý việc giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của chủ quản hệ thống thông tin; xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước;
(3) Quản lý chữ ký điện tử, dịch vụ tin cậy, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy; công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
(4) Quản lý, tổ chức việc xây dựng, khai thác và phát triển hạ tầng chứng thực điện tử quốc gia, hệ thống duy trì kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số; việc phát hành, thu hồi chứng thư chữ ký số;
(5) Quy định việc liên thông giữa các hệ thống cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công Nghệ về giao dịch điện tử được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
12 lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm những lĩnh vực nào?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 55/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, công nghệ chiến lược, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số; ứng dụng công nghệ thông tin; giao dịch điện tử; chuyển đổi số quốc gia; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì 12 lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm những lĩnh vực sau:
(1) Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, công nghệ chiến lược, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
(2) Sở hữu trí tuệ
(3) Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
(4) Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân
(5) Bưu chính
(6) Viễn thông
(7) Tần số vô tuyến điện
(8) Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số
(9) Ứng dụng công nghệ thông tin
(10) Giao dịch điện tử
(11) Chuyển đổi số quốc gia
(12) Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 55/2025/NĐ-CP có quy định rằng:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bưu chính.
2. Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ.
3. Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
4. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
5. Vụ Kinh tế và Xã hội số.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Văn phòng bộ.
11. Thanh tra bộ.
12. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
13. Cục Bưu điện Trung ương.
14. Cục Công nghiệp công nghệ thông tin.
15. Cục Chuyển đổi số quốc gia.
16. Cục Đổi mới sáng tạo.
17. Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ.
18. Cục Sở hữu trí tuệ.
19. Cục Tần số vô tuyến điện.
20. Cục Thông tin, Thống kê.
21. Cục Viễn thông.
22. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
23. Trung tâm Công nghệ thông tin.
24. Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ.
25. Báo VnExpress.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được sử dụng con dấu hình Quốc huy.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ theo thẩm quyền.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm những tổ chức sau:
(1) Vụ Bưu chính.
(2) Vụ Đánh giá và Thẩm định công nghệ.
(3) Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ.
(4) Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
(5) Vụ Kinh tế và Xã hội số.
(6) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(7) Vụ Hợp tác quốc tế.
(8) Vụ Pháp chế.
(9) Vụ Tổ chức cán bộ.
(10) Văn phòng bộ.
(11) Thanh tra bộ.
(12) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
(13) Cục Bưu điện Trung ương.
(14) Cục Công nghiệp công nghệ thông tin.
(15) Cục Chuyển đổi số quốc gia.
(16) Cục Đổi mới sáng tạo.
(17) Cục Khởi nghiệp và Doanh nghiệp công nghệ.
(18) Cục Sở hữu trí tuệ.
(19) Cục Tần số vô tuyến điện.
(20) Cục Thông tin, Thống kê.
(21) Cục Viễn thông.
(22) Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh về mẹ đơn giản, đẹp nhất? Vẽ tranh tặng mẹ đơn giản? Vẽ tranh tặng mẹ ngày 8 3, 20 10 đơn giản?
- Tổng hợp Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4? Bài phát biểu kỷ niệm 30 tháng 4?
- 10 Lời chúc ngày Quốc tế lao động 1 5 dành cho người lao động? Ngày Quốc tế lao động 1 5 có phải lễ lớn?
- Kịch bản chương trình kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 07 5 dành cho trường THCS? Học sinh THCS có được nghỉ học không?
- Ngày 2 tháng 5 là ngày gì? Ngày 2 tháng 5 thứ mấy, bao nhiêu âm? Ngày 2 5 cung gì? Ngày 2 tháng 5 có phải ngày lễ lớn?