Bộ luật Dân sự có phải là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự không? Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự được quy định thế nào?
Bộ luật Dân sự có phải là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Cùng với đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Như vậy, Bộ luật Dân sự 2015 được xem là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
Bộ luật Dân sự có phải là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự không? Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được bảo đảm thực hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
2. Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.
3. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.
Như vậy, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
Do đó, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên theo quy định.
Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự được pháp luật quy định có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân theo quy định tại mục (2).
(2) Pháp nhân do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương thành lập không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương.
(3) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật.
(4) Cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, ở địa phương, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bãi bỏ 03 Thông tư về quản lý sử dụng tài sản công theo Thông tư 21/2025/TT-BTC? Tải về Thông tư 21?
- Mẫu thông báo mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025? Tải mẫu thông báo mời họp phụ huynh cuối năm học 2024 2025?
- Trọn bộ đáp án môn Toán thi thử tốt nghiệp THPT Đồng Nai 2025 ra sao? Tải về trọn bộ đề thi thử ở đâu?
- Lịch cấm đường 11 5 và lộ trình di chuyển Hải Phòng chi tiết? Danh sách các tuyến đường cấm ra sao?
- Tổng hợp các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 5?