Bộ Nội vụ: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay?
Bộ Nội vụ: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 25/2025/NĐ-CP có quy định về 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay như sau:
(1) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các đề tài, đề án, chiến lược và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về: Tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức theo vị trí việc làm; bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, tổ chức thi hoặc xét nâng ngạch công chức, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức; đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức danh; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức (trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác); tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước và các nội dung quản lý khác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định;
(2) Trình Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ, miễn nhiệm, bổ nhiệm thành viên Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê chuẩn theo quy định của pháp luật;
(3) Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nội vụ;
(4) Hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm trong cơ quan nhà nước;
(5) Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định của pháp luật; xây dựng, hướng dẫn và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố); thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về công tác cán bộ nữ; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; thẻ công chức, viên chức;
(6) Xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Nội vụ; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ ngành Nội vụ;
(7) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bằng nguồn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền;
(8) Theo dõi, tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ Nội vụ: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ của Bộ Nội vụ hiện nay? (Hình từ internet)
Vị trí và chức năng của Bộ Nội vụ hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 25/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; tổ chức chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động; hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ; người có công; thanh niên; bình đẳng giới; văn thư, lưu trữ nhà nước; thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vị trí và chức năng của Bộ Nội vụ hiện nay bao gồm những quy định như sau:
(1) Về vị trí của Bộ Nội vụ: là cơ quan của Chính phủ
(2) Về chức năng của Bộ Nội vụ: Quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực:
- Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước;
- Tổ chức chính quyền địa phương;
- Cán bộ, công chức, viên chức và công vụ;
- Lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội;
- Việc làm; an toàn, vệ sinh lao động;
- Hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ;
- Người có công; thanh niên
- Bình đẳng giới
- Văn thư, lưu trữ nhà nước
- Thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm những tổ chức nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 25/2025/NĐ-CP có quy định về các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm những tổ chức sau:
(1) Vụ Tổ chức - Biên chế.
(2) Vụ Chính quyền địa phương.
(3) Vụ Công chức - Viên chức.
(4) Vụ Tổ chức phi chính phủ.
(5) Vụ Cải cách hành chính.
(6) Vụ Công tác thanh niên và Bình đẳng giới.
(7) Vụ Hợp tác quốc tế.
(8) Vụ Tổ chức cán bộ.
(9) Vụ Pháp chế.
(10) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(11) Thanh tra Bộ.
(12) Văn phòng Bộ.
(13) Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
(14) Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.
(15) Cục Việc làm.
(16) Cục Quản lý lao động ngoài nước.
(17) Cục Người có công.
(18) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trường hợp cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng của chủ thể dữ liệu ai có trách nhiệm chứng minh?
- Trường hợp nào cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo Nghị định 59? Ai có thẩm quyền cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố?
- Tải về biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất? Ai phải chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt?
- Bộ Tài chính: 12 nhiệm vụ và quyền hạn tiêu biểu về quản lý doanh nghiệp sau sáp nhập với Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm những gì?
- Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?