Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những gì?
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những nội dung sau:
(1) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia; tham mưu trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển;
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật;
(3) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; xác định, giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định;
(4) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế;
(5) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định Danh mục về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; các loài thủy sản cần được bảo vệ, cần được tái tạo;
(6) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
(7) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm ngư theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 7 nhiệm vụ và quyền hạn đối với lĩnh vực thủy sản sau sáp nhập Bộ gồm những gì? (Hình từ internet)
Bộ Nông nghiệp và Môi trường có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực nào?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chức năng quản lý nhà nước hiện nay của Bộ Nông nghiệp và Môi trường bao gồm các lĩnh vực sau:
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp
- Diêm nghiệp
- Thủy sản
- Thủy lợi
- Phòng chống thiên tai
- Phát triển nông thôn
- Đất đai
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên khoáng sản, địa chất;
- Môi trường
- Khí tượng thuỷ văn
- Biến đổi khí hậu
- Đo đạc và bản đồ
- Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Viễn thám
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Cơ cấu tổ chức đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường được quy định ra sao theo Nghị định 35?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP có quy định về Cơ cấu tổ chức đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường được quy định như sau:
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường:
(1) Vụ Hợp tác quốc tế.
(2) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(3) Vụ Khoa học và Công nghệ.
(4) Vụ Pháp chế.
(5) Vụ Tổ chức cán bộ.
(6) Văn phòng bộ.
(7) Thanh tra bộ.
(8) Cục Chuyển đổi số.
(9) Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
(10) Cục Chăn nuôi và Thú y.
(11) Cục Thủy sản và Kiểm ngư.
(12) Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.
(13) Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi.
(14) Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
(15) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
(16) Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
(17) Cục Quản lý đất đai.
(18) Cục Quản lý tài nguyên nước.
(19) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
(20) Cục Môi trường.
(21) Cục Biến đổi khí hậu.
(22) Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
(23) Cục Khí tượng Thủy văn.
(24) Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
(25) Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.
(26) Cục Viễn thám quốc gia.
(27) Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường.
(28) Báo Nông nghiệp và Môi trường.
(29) Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.
(30) Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
Tại Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP thì các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 26 Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 27 đến khoản 30 Điều 3 Nghị định 35/2025/NĐ-CP là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.
Ngoài ra, Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?
- Vị trí xem trực tiếp diễu binh ngày 30 tháng 4 năm 2025 thuận lợi nhất là ở đâu tại TP Hồ Chí Minh?
- Top 03 mẫu đoạn văn nghị luận về phòng chống bạo lực học đường? 07 Hành vi nào học sinh trung học cơ sở không được làm?
- Những điểm du lịch có bãi biển đẹp thích hợp dịp nghỉ lễ 30 4 và 1 5? Điều kiện công nhận điểm du lịch?
- Nghị định 179: Có những chính sách ưu tiên gì trong tuyển dụng công chức viên chức theo Nghị định 179?