Bộ Tài chính là cơ quan gì? 06 nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý tài sản công như thế nào?
Bộ Tài chính là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công; hải quan; kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu; doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thống kê; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về những lĩnh vực, cụ thể như sau:
- Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Quy hoạch;
- Đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư;
- Ngân sách nhà nước;
- Ngân quỹ nhà nước;
- Nợ công;
- Viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài;
- Thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước;
- Dự trữ nhà nước;
- Tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
- Tài sản công;
- Hải quan;
- Kế toán;
- Kiểm toán;
- Giá;
- Chứng khoán;
- Bảo hiểm;
- Đấu thầu;
- Doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh;
- Khu kinh tế;
- Hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Thống kê;
- Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính là cơ quan gì? 06 nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý tài sản công như thế nào? (Hình từ Internet)
06 nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý tài sản công như thế nào?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 2 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý tài sản công được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công và trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
(2) Chủ trì, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(3) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xác lập sở hữu, giao, điều chuyển, chuyển giao, bán, chuyển nhượng tài sản công theo quy định của pháp luật;
(4) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia theo thẩm quyền và lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật;
(5) Tham gia ý kiến về Đề án, phương án khai thác tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết; Đề án khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
(6) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản công trong cả nước, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội; thống kê, phân tích, dự báo, công khai về tài sản công.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính không?
Căn cứ theo khoản 30 Điều 3 Nghị định 29/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
30. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
31. Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính.
32. Báo Tài chính - Đầu tư.
33. Tạp chí Kinh tế - Tài chính.
34. Học viện Chính sách và Phát triển.
35. Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 31 đến khoản 34 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức quy định tại khoản 35 Điều này là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng; Vụ Ngân sách nhà nước có 04 phòng; Vụ Đầu tư có 04 phòng; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có 04 phòng; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng; Vụ Các định chế tài chính có 04 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 06 phòng; Vụ Pháp chế có 04 phòng.
Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thuế (12 đơn vị); 20 Chi cục Thuế khu vực; 350 Đội thuế liên huyện.
Cục Hải quan tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Hải quan (12 đơn vị); 20 Chi cục Hải quan khu vực; 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.
Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Cục Dự trữ Nhà nước (07 đơn vị); 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 171 điểm kho).
Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.
Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 02 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 03 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.
Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; quy định số lượng các đơn vị tham mưu, giúp việc của Chi cục và tương đương thuộc Cục và tương đương thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Như vậy, theo quy định thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không thuộc đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được xem là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có con dấu hình Quốc huy.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mâm cúng mùng 1 tháng 4 năm 2025 gồm những gì? Mùng 1 tháng 4 năm 2025 cúng gì để cầu may mắn?
- Giải phóng miền Nam: 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn thuộc đơn vị nào? Ngày giờ nhận được lệnh tổng công kích?
- Lịch cấm xe tải vào TP HCM ngày 27 4 2025 cập nhật mới nhất? Tuyến đường xe tải bị cấm vào TPHCM dịp lễ 30 4 là đường nào?
- Khối Nữ Quân nhạc diễu hành 30 4 đường nào? Hướng đi Khối Nữ Quân nhạc trong lễ diễu binh 30 4?
- Hướng dẫn xem tổng duyệt diễu binh 27 4? Lịch tổng duyệt diễu binh 27 4? Diễu binh 27 4 mấy giờ?