Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
- Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước?
- Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì sau khi trải qua tinh gọn bộ máy nhà nước?
- Lĩnh vực vận tải đường bộ chuyển giao cho Bộ Xây dựng quản lý sau khi tiến hành tinh gọn bộ máy nhà nước cụ thể được quy định như thế nào?
Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định định quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước về lĩnh vực nhà ở cụ thể như sau:
(1) Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển các loại hình nhà ở, chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung hỗ trợ nhà ở, chương trình đầu tư công về nhà ở; tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia có nội dung hỗ trợ nhà ở;
(2) Xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia cho từng thời kỳ, xác định chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy định về mức kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh; kiểm tra chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh theo quy định;
(3) Ban hành mẫu hợp đồng mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở thuộc tài sản công; mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện, đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;
(4) Đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương; nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc đang quản lý;
(5) Thẩm định nội dung liên quan đến nhà ở đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật; chủ trì thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ, dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
(6) Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư; quy định chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư. Công khai danh mục đơn vị đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư trên Cổng thông tin điện tử của bộ;
(7) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn, diện tích, định mức trang thiết bị nội thất nhà ở công vụ, quyết định đối tượng được sử dụng nhà ở công vụ của bộ, ngành; thẩm định hoặc có ý kiến đối với nhu cầu về nhà ở công vụ, kế hoạch phát triển nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tạo lập, quản lý vận hành, bảo trì, cải tạo, sửa chữa bố trí cho thuê nhà ở công vụ đối với cán bộ thuộc các cơ quan trung ương theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
(8) Xây dựng, trình Chính phủ quy định việc xác định giá thuê nhà ở công vụ; giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội không bằng nguồn vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn; giá nhà ở xã hội, nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân thuộc tài sản công; phương pháp xác định giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư thuộc tài sản công;
(9) Quy định về yêu cầu xây dựng về nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân;
(10) Kiểm tra việc dành quỹ đất và sự phù hợp của việc bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân trong các quy hoạch theo quy định;
(11) Chấp thuận hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi công năng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? (Ảnh từ Internet)
Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì sau khi trải qua tinh gọn bộ máy nhà nước?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định các lĩnh vực thuộc Bộ xây dựng quản lý sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước cụ thể như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy Bộ Xây dựng sau khi sáp nhập với Bộ Giao thông vận tải đã trở thành cơ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
(1) Quy hoạch xây dựng, kiến trúc;
(2) Hoạt động đầu tư xây dựng;
(3) Phát triển đô thị;
(4) Hạ tầng kỹ thuật;
(5) Nhà ở;
(6) Thị trường bất động sản;
(7) Vật liệu xây dựng;
(8) Giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước;
(9) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Vậy nên sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước thì Bộ Xây dựng ngoài nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực liên quan đến xây dựng thì nay còn có thêm quyền hạn quản lý lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước.
Lĩnh vực vận tải đường bộ chuyển giao cho Bộ Xây dựng quản lý sau khi tiến hành tinh gọn bộ máy nhà nước cụ thể được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định định quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước về lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và vận tải đa phương thức cụ thể như sau:
(1) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính phủ;
(2) Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực khai thác vận tải;
(3) Công bố đường bay dân dụng sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép; công bố các tuyến vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và mạng vận tải công cộng theo quy định của pháp luật;
(4) Hướng dẫn thực hiện vận tải đa phương thức theo quy định của Chính phủ;
(5) Tổ chức cấp phép hoạt động bay dân dụng; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng;
(6) Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay (không bao gồm hoạt động bay), cảng biển, cảng cạn, cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt và quản lý các tuyến vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải.
Như vậy Bộ Xây dựng quản lý lĩnh vực vận tải đường bộ bằng các quyền hạn nhiệm vụ bao gồm:
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ ,
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển vận tải đường bộ và các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
+ Xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực khai thác vận tải đường bộ
+ Công bố các tuyến vận tải đường bộ
+ Hướng dẫn thực hiện vận tải đa phương thức










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?