Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được chia làm mấy loại theo quy định về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng?
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng được chia làm mấy loại theo quy định về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BCT quy định như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
2. Phân loại bồn chứa LPG
Bồn chứa LPG quy định tại quy chuẩn này được chia làm các loại như sau:
- Bồn chứa đặt nổi.
- Bồn chứa đặt chìm.
- Bồn chứa đắp đất.
Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa khí dầu mỏ hóa lỏng có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.
Theo đó, bồn chứa LPG được chia làm các loại như sau:
- Bồn chứa đặt nổi.
- Bồn chứa đặt chìm.
- Bồn chứa đắp đất.
Trong đó, tại tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng giải thích:
Bồn chứa đặt nổi (above ground tank) là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất.
Bồn chứa đặt chìm (underground tank) là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
Bồn chứa đắp đất (mounded tank) là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (hình từ Internet)
Bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng cần đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Tại tiểu mục 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng quy định như sau:
Quy định về kỹ thuật
...
3. Yêu cầu chung
3.1. Bồn chứa phải được thiết kế, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm và ghi nhãn theo các quy định tại Quy chuẩn này và các quy định có liên quan.
3.2. Tất cả các thiết bị, phụ kiện làm việc trực tiếp với LPG sử dụng cho bồn chứa LPG phải là loại chuyên dùng cho LPG.
3.3. Các bồn chứa bị lõm, phình, hoặc bị mài nghiêm trọng hoặc bị ăn mòn quá mức phải ngừng hoạt động.
3.4. Việc sửa chữa hoặc cải tạo bồn chứa phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn đã áp dụng khi chế tạo.
3.5. Không được lắp đặt dàn nóng hoặc dàn lạnh bên trong các bồn chứa.
3.6. Việc kiểm định có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy chuẩn này.
Theo đó, bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng phải được thiết kế, chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm và ghi nhãn theo các quy định tại Quy chuẩn 02:2020/BCT này và các quy định có liên quan.
Tất cả các thiết bị, phụ kiện làm việc trực tiếp với LPG sử dụng cho bồn chứa LPG phải là loại chuyên dùng cho LPG.
Các bồn chứa LPG bị lõm, phình, hoặc bị mài nghiêm trọng hoặc bị ăn mòn quá mức phải ngừng hoạt động.
Việc sửa chữa hoặc cải tạo bồn chứa phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn đã áp dụng khi chế tạo. Không được lắp đặt dàn nóng hoặc dàn lạnh bên trong các bồn chứa.
Việc kiểm định có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy chuẩn này.
Những cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng?
Tại tiểu mục 4 Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCT về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng quy định.
Như vậy, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chuẩn về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn quản lý.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn được viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
Lưu ý, Quy chuẩn này không áp dụng cho
- Bồn chứa LPG dưới dạng lạnh.
- Bồn chứa LPG trên phương tiện vận chuyển.
- Bồn chứa LPG trong quá trình chưng cất, tách khí.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản năm 2025? Tải mẫu quyết định ở đâu?
- Quy trình ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư? Hợp đồng mẫu áp dụng trong mua bán căn hộ chung cư?
- Cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có phải cung cấp thông tin số liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
- Hành vi tấn công mạng và có liên quan đến tấn công mạng có phải hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng internet không?
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?