Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào?

Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào? Các tài liệu liên quan đến quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì? Cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?

Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:

- Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;

- Thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;

- Trang bị hệ thống cảnh báo có khả năng phát hiện tình huống xấu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công trình, môi trường và tự động thông báo, thông tin cho trung tâm điều hành đối với các công trình dầu khí trên biển không có người làm việc thường xuyên;

- Có tàu trực để bảo đảm ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp đối với các công trình dầu khí trên biển có người làm việc thường xuyên. Người điều hành hoạt động dầu khí ở các khu vực mỏ hoặc lô dầu khí lân cận có thể phối hợp sử dụng chung tàu trực nhưng phải bảo đảm có tàu trực liên tục để ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào?

Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào? (Hình từ Internet)

Các tài liệu liên quan đến quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định các tài liệu về quản lý an toàn như sau:

- Khi tiến hành hoạt động dầu khí, nhà thầu có trách nhiệm xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí bao gồm:

+) Chương trình quản lý an toàn;

+) Báo cáo đánh giá rủi ro;

+) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

- Chương trình quản lý an toàn gồm các nội dung chính sau:

+) Chính sách và các mục tiêu về an toàn;

+) Tổ chức công tác an toàn, phân công trách nhiệm về công tác an toàn;

+) Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động;

+) Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy định an toàn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung;

+) Đánh giá sự tuân thủ pháp luật bao gồm các yêu cầu phải thực hiện theo quy định về giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

+) Quản lý an toàn của các nhà thầu dịch vụ, tổ chức, cá nhân.

- Báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:

+) Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;

+) Mô tả các hoạt động, các công trình dầu khí;

+) Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;

+) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:

+) Mô tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;

+) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;

+) Quy trình ứng cứu các tình huống;

+) Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu quả các tình huống khẩn cấp;

+) Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền liên quan;

+) Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp;

+) Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình dầu khí bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình;

+) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, địa phương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các liên doanh dầu khí và các nhà thầu dầu khí);

+) Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có thể hợp tác để xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp chung.

- Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí.

Như vậy, các tài liệu liên quan đến quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí bao gồm: chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

Cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí như sau:

- Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở hợp đồng dầu khí được ký kết đối với các lô dầu khí theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 41 của Luật này.

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các lô dầu khí và danh mục các lô dầu khí điều chỉnh trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và kết quả thẩm định, báo cáo của Bộ Công Thương.

- Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt danh mục các lô dầu khí, danh mục các lô dầu khí điều chỉnh.

Hoạt động dầu khí TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí cần phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí nào?
Pháp luật
Mẫu Bảng phân loại mức rủi ro trong hoạt động dầu khí? Thời điểm xây dựng báo cáo rủi ro trong hoạt động dầu khí?
Pháp luật
Yêu cầu về an toàn dầu khí được quy định như thế nào? Chương trình quản lý an toàn dầu khí gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi trong hoạt động dầu khí như thế nào? Tiêu chí được hưởng chính sách ưu đãi trong hoạt động dầu khí?
Pháp luật
Đối tượng nào được ưu đãi trong hoạt động dầu khí? Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
Pháp luật
Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
Pháp luật
Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm những hoạt động nào? Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
Pháp luật
Ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào? Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được cập nhật bao lâu một lần?
Pháp luật
Công tác quản lý rủi ro có bao gồm việc đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn của hoạt động dầu khí không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động dầu khí
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào