Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về đại từ xưng hô? Trường tiểu học có ngày truyền thống nhà trường không?

Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về đại từ xưng hô? Tác dụng của đại từ xưng hô là gì? Kế hoạch giáo dục của trường tiểu học được xây dựng khi nào? Trường tiểu học có ngày truyền thống nhà trường không?

Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về đại từ xưng hô?

Đại từ xưng hô trong tiếng Việt là những từ dùng để gọi hoặc tự xưng trong giao tiếp, nhằm xác định vai trò của các nhân vật tham gia hội thoại như người nói, người nghe và người được nói đến. Những từ này thường thay thế cho danh từ chỉ người để tránh lặp lại và đồng thời thể hiện mối quan hệ xã hội giữa các bên.

Đại từ xưng hô có thể chia thành ba ngôi:

Ngôi thứ nhất (người nói): như tôi, tớ, mình, chúng tôi, chúng ta...

Ngôi thứ hai (người nghe): như bạn, cậu, anh, chị, mày, các bạn...

Ngôi thứ ba (người được nói tới): như nó, anh ấy, cô ấy, họ, chúng nó...

Ví dụ về đại từ xưng hô?

Tôi rất thích đọc sách.

Bạn đã ăn cơm chưa?

Nó là em trai của tôi.

Chúng ta nên cố gắng hơn nữa.

Chúng nó vừa rời khỏi đây.

Ngoài các đại từ cố định, tiếng Việt còn dùng các danh từ chỉ vai vế như ông, bà, chú, bác, anh, em, con, cháu... làm đại từ xưng hô tùy theo quan hệ, tuổi tác và mức độ thân thiết.

Thông tin mang tính tham khảo!

Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về đại từ xưng hô? Trường tiểu học có ngày truyền thống nhà trường không?

Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về đại từ xưng hô? Trường tiểu học có ngày truyền thống nhà trường không? (Hình từ Internet)

Tác dụng của đại từ xưng hô là gì? Kế hoạch giáo dục của trường tiểu học được xây dựng khi nào?

Tác dụng của đại từ xưng hô là gì?

- Tác dụng của đại từ xưng hô có vai trò quan trọng trong cả ngữ pháp và giao tiếp. Cụ thể:

+ Xác định rõ người tham gia đối thoại: Giúp phân biệt ai đang nói, ai đang nghe và ai được nhắc tới.

+ Phản ánh quan hệ xã hội: Thể hiện sự tôn trọng, thân mật hay xa cách giữa người nói và người nghe.

+ Biểu lộ cảm xúc và thái độ: Qua cách xưng hô, người nói có thể thể hiện sự yêu quý, thân mật hoặc giận dữ, mỉa mai…

+ Tránh lặp từ: Giúp câu văn súc tích, mạch lạc hơn.

+ Thể hiện nét văn hóa giao tiếp: Đại từ xưng hô thể hiện sự tinh tế trong ứng xử của người Việt, đặt nặng sự lễ phép và thứ bậc.

Thông tin mang tính tham khảo!

Kế hoạch giáo dục của trường tiểu học được xây dựng khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch giáo dục của trường tiểu học như sau:

Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục
...
2. Căn cứ chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và kế hoạch dài hạn của đơn vị do cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
a) Hằng năm xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
b) Xây dựng các nội dung giáo dục bổ trợ đáp ứng nhu cầu người học, nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu phát triển của địa phương, nhà trường và định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường.
d) Xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tế của địa phương.
...

Như vậy, hằng năm, căn cứ vào chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và kế hoạch dài hạn của đơn vị do cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường tiểu học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Lưu ý: Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kế hoạch thời gian năm học và thời lượng giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Trường tiểu học có ngày truyền thống nhà trường không?

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về việc giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường như sau:

Giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường
1. Trường tiểu học giáo dục truyền thống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hiểu mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, từ đó có ý thức, trách nhiệm xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.
2. Giáo dục truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, thành tích của nhà trường; lưu giữ, trưng bày, giới thiệu các hiện vật, sản phẩm, công trình về thành tích, thành tựu giáo dục của nhà trường.
3. Trường tiểu học có ngày truyền thống của nhà trường.

Như vậy, trường tiểu học có ngày truyền thống của nhà trường.

Lưu ý: Trường tiểu học phải thực hiện giáo dục truyền thống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hiểu mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, từ đó có ý thức, trách nhiệm xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?
Pháp luật
Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
Pháp luật
05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
Pháp luật
Ngôn ngữ nói là gì? Ví dụ về ngôn ngữ nói? Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết? Nội dung giáo dục phải bảo đảm yêu cầu nào?
Pháp luật
3 Đoạn văn nêu ý kiến tán thành về việc thành lập câu lạc bộ Tiếng Anh? Dàn ý? Đặc điểm môn Tiếng Anh lớp 3 đến 12?
Pháp luật
Thành phần gọi đáp là gì? Ví dụ về thành phần gọi đáp? Nắm được kiến thức về thành phần gọi đáp là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
Pháp luật
5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?
Pháp luật
Các thành phần phụ trong câu Tiếng Việt? Ví dụ về thành phần phụ của câu? Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập nào?
Pháp luật
05 đoạn văn điểm cao nêu cảm nghĩ về công việc bác sĩ? Điều kiện để có thể trở thành bác sĩ gia đình?
Pháp luật
05 đoạn văn cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học? Lập dàn ý? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Ngữ văn là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
46 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào